Có chính sách lương phù hợp

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 92)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2.2.3.Có chính sách lương phù hợp

Tiền lương là yếu tố đầu tiên quyết định mức độ thu hút lao động vào các KCN. Theo nghiên cứu của chương trình fullbridge về chi phí cơ hội kinh tế của lao động, tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động là tiền lương tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải trả để có đủ nguồn cung lao động với những ký năng phù hợp. Mức tiền lương đó phải tính đến sở thích của người công nhân về địa điểm, điều kiện làm việc hay bất kỳ nhân tố nào khác ảnh hưởng đến ước muốn làm việc cho doanh nghiệp. Ví dụ, nếu cần phải có mức lương rất cao ở thị trương địa phương để thu hút lao động có kỹ

năng đến với một dự án nơi điều kiện sống không tốt, thì mức lương đó đã bao gồm cả giá trị của tiền lương bị bỏ qua lẫn phần đền bù cho các chi phí kinh tế mà điều kiện sống tương đối xấu tạo ra. Mức lương tối thiểu đó phải đủ để nhận đủ số lượng người nộp đơn xin làm việc với một tỷ lệ thôi việc chấp nhận được. [3]

Công nhân các KCN hiện nay của Hà Nam có mức thu nhập trung bình từ 2.5-3 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập như hiện nay thì việc đảm bảo mức sống tối thiểu cho người công nhân gặp nhiều khó khăn. Theo nghiên cứu của Viện Công nhân công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) thì mức sống tối thiểu để đảm bảo người lao động có thể tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động tính theo vùng: vùng I là 3,76 triệu đồng; vùng II là 3,51 triệu đồng; vùng III là 3,17 triệu đồng và vùng IV là 2,48 triệu đồng. Phần lớn lãnh thổ Hà Nam thuộc khu vực I và một phần khu vực II, như vậy có nghĩa là với mức lương trung bình từ 2,5 – 3 triệu đồng/tháng cho người công nhân KCN như hiện nay thì vẫn chưa đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu. Chính vì vậy,trong tương lai khi Hà Nam có cả 8 KCN đi vào hoạt động, để tránh tình trạng người lao động “nhảy việc” để tìm kiếm lương cao, đòi hỏi Hà Nam cần có những giải pháp cụ thể và hợp lý.

Ở nước ta, tiền lương cho người lao động căn cứ chủ yếu vào mức quy định tiền lương tối thiểu do Chính phủ ban hành. Phần lớn các doanh nghiệp dựa vào đó để đề xuất mức lương, trên thực tế tiền lương đó không đủ đáp ứng cuộc sống cho người lao động, dẫn đến thôi việc, nhảy việc. “Nhảy việc” có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp liên tục tuyển người nhưng tuyển chẳng được bao nhiêu vì họ vào làm vài tháng rồi lại nghỉ. Doanh nghiệp vừa mất công đào tạo, sản phẩm mà công nhân làm ra cũng không tốt do công nhân luôn phải làm quen với công việc mới. Tuy nhiên điều này dễ thông cảm vì mức lương của người lao động hiện nay khá thấp, khó mà đảm bảo được cuộc sống của họ. Vì vậy, muốn giữ chân người lao động, tác giả cho rằng Hà Nam nên có sự phối hợp với Ban quản lý

các KCN để đưa ra những chính sách tiền lương hấp dẫn hơn cho người lao động, trong đó phải đảm bảo được các yếu tố cơ bản sau: áp dụng tiền lương cạnh tranh, thêm các khoản tiền tăng ca, tiền chuyên cần, đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động, phụ cấp ăn trưa, đi lại, nhà ở, ăn sáng, tặng quà cho người lao động vào các ngày lễ. Công đoàn tổ chức sinh nhật hàng tháng, du lịch cho công nhân. Bên cạnh đó, quan tâm đến nhu cầu, đời sống của người lao động như mở siêu thị mini, thư viện tại công ty,…là những cách để thu hút cũng như giữ chân người lao động. Bên cạnh đó, cách tăng lương nhiều lần trong một năm, dù mỗi lần chỉ tăng vài chục ngàn, những chính điều này lại tạo ra động lực, niềm tin cho người lao động. Doanh nghiệp thưởng Tết bằng 1-1,5 lần tháng lương nếu người lao động làm việc đủ năm là yếu tố quan trọng, giúp giảm thiểu tư tưởng nghỉ việc đề nhận bảo hiểm thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 92)