Chất lượng lao động tại các khu công nghiệp theo quan điểm

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 25)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.1.2.2.Chất lượng lao động tại các khu công nghiệp theo quan điểm

phải được xem xét trên hai mặt: (1) Mức độ bền vững trong hoạt động của KCN thông qua hiệu quả kinh doanh cao của các doanh nghiệp trong KCN, và (2) Tác động lan toả tích cực của KCN đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của các doanh nghiệp, ngành, địa phương, khu vực có KCN.

1.1.2.2. Chất lượng lao động tại các khu công nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững triển bền vững

Chính sách phát triển của mọi quốc gia trên thế giới hiện nay đều hướng đến sự phát triển bền vững nhằm góp phần đánh giá một cách toàn diện hơn khía cạnh phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ở nước ta, phát triển các KCN gắn liền với việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm đô thị lớn, thu hút lao động và tạo việc làm cho người lao động ngày càng chứng tỏ được tính hiệu quả và đúng đắn. Sự phát triển các KCN đã mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thu hút khoảng hơn 100 nghìn lao động trực tiếp. Nếu tính độ lan tỏa của nó (hiệu ứng tràn) thì khả năng thu hút lao động còn lớn hơn nhiều. Nếu so sánh 1 ha đất nông nghiệp chỉ tạo việc làm tối đa cho 10 - 15 lao động nông nghiệp với giá trị thấp nhưng nếu chuyển sang xây dựng khu công nghiệp sẽ tạo việc làm cho hàng trăm lao động công nghiệp với giá trị cao. Theo tính toán của các nhà kinh tế, 1 khu công nghiệp, khu chế xuất, bình quân diện tích từ 100 - 150 ha khi lấp đầy sẽ sử dụng 15.000- 18.000 lao động. Lợi ích về kinh tế và sử dụng lao động là rất rõ. Tuy nhiên, để đánh giá sự phát triển bền vững của một khu công nghiệp, bên cạnh việc tạo ra việc làm cho nhiều lao động thì chất lượng lao động cũng là một tiêu chí hết sức quan trọng.

Chất lượng lao động tại các KCN theo quan điểm hiệu quả và bền vững được hiểu ở hai góc độ:

Thứ nhất, số lượng lao động thu hút được vào các khu công nghiệp

Một trong số mục tiêu quan trong hàng đầu cho sự hình thành và phát triển các KCN là giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động mà trước hết là lao động của chính địa phương đó. Cùng với sự phát triển các KCN là quá trình chuyển giao đất sản xuất nông nghiệp thành đất công nghiệp, hệ quả là một bộ phận người nông dân mất đi tư liệu sản xuất, nếu không có giải pháp hỗ trợ thích hợp sẽ dấn tới tình trạng thất nghiệp một phần hoặc toàn phần. Sự hình thành các KCN phải đảm bảo trước hết là giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, biểu hiện ở quy mô và tỷ lệ lao động địa phương so với tổng số lao động làm việc trong KCN. Bên cạnh đó, sự chậm trễ trong quá trình giải phóng mặt bằng, khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp…khiến cho có sự chênh lệch giữa khả năng thu hút lao động thực tế so với số lao động theo dự án, do vậy, hiệu quả thu hút lao động tại các KCN còn được xem xét ở khả năng thu hút lao động thực tế của các KCN.

Thứ hai, hiệu quả thu hút lao động tại các KCN được biểu hiện ở chất lượng lao động thu hút được

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 25)