Đào tạo lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 82)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2.1.1.Đào tạo lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động

Một trong số mục tiêu xây dựng KCN là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân tại chính địa phương xây dựng KCN. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn người nông dân ở Hà Nam vốn quen với công việc ruộng đồng, sau khi chuyển giao đất nông nghiệp sang xây dựng KCN họ không được đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp, một bộ phận không nhỏ người nông dân mất việc, chưa kể số lao động tuy có việc làm nhưng không ổn định, nguy cơ mất việc cao. Để giải quyết vấn đề này, tác giả cho rằng cần phát triển hệ thống các trường dạy nghề có chất lượng tốt. Các trường, trung tâm đào tạo phải có các chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn kinh doanh, đáp ứng đúng theo nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN của địa phương, mặt khác phải đón đầu được các xu hướng phát triển công nghiệp của địa phương. Để làm được điều này, chính quyền địa phương cần có các cam kết với các nhà đầu tư trong việc đào tạo nghề và giải quyết công việc cho người nông dân sau khi mất đất, với giải pháp này Hà Nam giảm được áp lực từ nguồn ngân sách có hạn của địa phương do huy động được sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

a. Gắn đào tạo nghề với các kế hoạch phát triển kinh tế địa phương

Hiện nay, Hà Nam còn 4 KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng, để chuẩn bị cho giai đoạn cả 4 KCN này đi vào hoạt động trong tương lai và cần số lượng lao động lớn, Hà Nam cần xác định phát triển hệ

thống trường dạy nghề là một định hướng trọng tâm và cần được ưu tiên. Đào tạo nghề cần đi trước một bước, gắn với nhu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới. Ví dụ, trong tương lai, Hà Nam xác định ưu tiên phát triển công nghiệp nặng thay cho công nghiệp dệt may, da giày có giá trị gia tăng thấp thì cần đào tạo nguồn lao động phục vụ cho công nghiệp nặng như: hàn, máy… việc đào tạo lao động dệt may, da giày vẫn tiến hành song giảm hơn về số lượng.

b. Xã hội hóa, thu hút đầu tư đầu tư tư nhân cho hoạt động dạy nghề

Việc xây dựng hệ thống trường đào tạo dạy nghề cần kinh phí rất lớn, trong khi nguồn ngân sách địa phương có hạn, chính vì vậy xã hội hóa, thu hút đầu tư tư nhân cho hoạt động dạy nghề góp phần giải bài toán kinh phí lớn cho Hà Nam. Ở nước ta hiện nay, để thu hút nhà đầu tư vào đầu tư tại các KCN các địa phương thường có nhiều chính sách ưu đãi, thậm chí “rải thảm đỏ” với mục đích cuối cùng là nâng cao tỷ lệ lấp đầy, tối đa hóa diện tích các cơ sở doanh nghiệp đã được xây dựng, do vậy, thực chất việc yêu cầu các doanh nghiệp có các cam hỗ trợ đào tạo và nhận người nông dân vào làm việc sau khi chuyển giao đất sang xây dựng KCn cần thời gian tương đối lâu. Chính vì vậy, trước mắt, Hfa Nam cần tiến hành xã hội hóa, kêu gọi thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào hoạt động dạy nghề, bên cạnh các trường nghề công lập, cần chú trọng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân mở các cơ sở dạy nghề tư nhân. Kinh nghiệm này khá thành công tại một số địa phương trong cả nước như Bình Dương có đến 24/41 cơ sở dạy nghề ngoài công lập hay Đà Nẵng có 27/52 cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

c. Thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nghề

Một hệ thống trường dạy nghề tốt đòi hỏi một đội ngũ giáo viên giảng dạy tốt. Giữ chân và thu hút các giáo viên giỏi trong các trường dạy nghề là khó khăn chung không chỉ riêng của Hà Nam mà còn của hầu hết địa phương

trong cả nước, đặc biệt là tại các trường công lập, nơi bị hạn chế và ràng buộc nhiều bởi cơ chế lương thưởng thì nguy cơ thiếu giảo viên dạy nghề giỏi luôn rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, tác giả khuyến nghị Hà Nam cần có kế hoạch phát triển nhân lực chất lượng cao cho địa phương, ưu tiên phân bổ một phần nhân lực chất lượng cao, giáo viên tốt nghiệp loại giỏi, khá trong chương trình thu hút nhân tài của địa phương cho hệ thống các trường dạy nghề. Bên cạnh đó, cần có một số chính sách nhằm khuyến khích sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ về phục vụ cho địa phương như trợ cấp hàng tháng cho sinh viên như cách làm của tỉnh Bình Dương. Đối với các trường công lập, với chế độ lương như hiện nay việc giữ và thu hút người tài gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, tạo điều kiện phát triển hệ thống các trường tư thục có chất lượng cũng là một hướng đi hợp lý cho Hà Nam, trên thực tế, sự phát triển các trường tư thục như trường hợp của Đà Nẵng đã cho thấy tính hiệu quả của nó.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 82)