7. Cấu trúc của khóa luận
2.2.1.2. Đóng góp của KCN trong việc giải quyết việc làm toàn tỉnh
Tính đến năm 2013, các KCN tỉnh Hà Nam giải quyết việc làm cho 29072 lao động trực tiếp. Trong khi tính bình quân chung 1ha đất nông nghiệp chỉ tạo ra 10-12 lao động [26] thì bình quân 1 ha đất cho thuê ở khu công nghiệp Hà Nam thu hút được khoảng 89 lao động trực tiếp, cao hơn mức bình quân của cả nước là 86 lao động/ 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê nhưng lại thấp hơn mức bình quân chung của các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng 96 người/ha.
Bảng 2.7: Đóng góp của KCN vào việc giải quyết việc làm cho lao động của toàn tỉnh giai đoạn 2006-2013
Năm VLKCN (Người) VLTỉnh (Người) ĐVL (%) ĐTVL (%) 2006 6000 440,109 1.36 - 2007 10894 450,498 2.42 47.11 2008 12201 453,016 2.70 51.91 2009 16544 459,624 3.65 65.72 2010 17465 460,990 3.85 67.42 2011 20313 464952 4.46 71.88 2012 24650 470736 5.40 74.98 2013 29072 476,590 6.10 75.54 Nguồn: Xử lý từ [1,,5]
Lao động trong các KCN tỉnh Hà Nam tăng dần qua các năm. Trong đó tăng nhanh trong giai đoạn 2007-2013. Trong đó, năm 2007 tốc độ tăng trưởng lao động tốc độ tăng trưởng lao động cao nhất đạt 81.6%, năm 2008 là 12%, năm 2012 là 21%% và năm 2013 là 18%%, trong khi đó cũng trong thời gian này, mức độ gia tăng lao động của toàn tỉnh trung bình đạt 1.3 -1.7%. Năm 2006 việc xây dựng KCN đầu tiên của Hà Nam cơ bản đã hoàn thành và đi vào hoạt động, tiếp đó là sự hoạt động của các KCN Đồng Văn II, Hòa Mạc, Châu Sơn đã thu hút 1 lượng lớn lao động vào làm việc, khiến cho tốc độ gia tăng lao động trong các KCN của Hà Nam tăng nhanh trong những năm đầu. Trong giai đoạn sau từ 2010 -2013 khi các KCN cơ bản đã thu hút được một lượng lớn lao động trước đó, tỷ lệ diện tích đất công nghiệp chưa cho thuê giảm xuống nên số lượng lao động bổ sung thêm vào các KCN không tăng mạnh mẽ như giai đoạn 2006 -2008.
Tốc độ tăng trưởng về số lượng lao động bình quân trong các KCN của Hà Nam tương đối thấp trong giai đoạn 2008 -2013, bình quân đật 17.74%. Trong khí đó, cũng trong khoảng thời gian này, tốc độ tăng trưởng về số lượng lao động bình quân trong các KCN của Bắc Ninh đạt 40.4%. Nguyên nhân là do, trong thời gian qua, việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào các KCN của Hà Nam không phát huy hiệu quả, biểu hiện ở tỷ lệ lấp đầy ở mức thấp, từ 50-59%. Mặt khác, 4 KCN được phê duyệt thành lập 2008 cho đến nay vẫn trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, mặc dù có thuê mướn lao động địa phương trong quá trình san lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng nhu cầu không nhiều do vậy số lao động tăng thêm trong những năm 2009, 2010 có xu hướng chậm lại. Bên cạnh đó, đặt trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, việc hạn chế mở rộng quy mô hoạt động của các KCN và cắt giảm lao động cũng là nguyên nhân dẫn tới nhu cầu sử dụng lao động trong các KCN không tăng.
Tuy đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, nhưng tỷ lệ lao động làm việc trong các KCN của Hà Nam lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số
lao động của cả tỉnh, chỉ khoảng 3 -4% tổng số lao động của tỉnh, mặc dù trong những năm 2011-2013 con số này tăng lên đạt 5 -6 % nhưng mức độ tăng còn chậm. Điều này phần nào cho thấy các KCN của Hà Nam vẫn chưa tận dụng được hết khả năng của chúng, nhiều KCN tỷ lệ lấp đầy vẫn còn thấp, tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng còn chậm cũng như khả năng thu hút lao động chưa cao.
Tuy nhiên, theo khảo sát thì sự gia tăng quy mô số lao động đang làm việc trong toàn tỉnh lại do đóng góp chủ yếu từ các KCN, với mức đóng góp vào việc giải quyết việc làm mới của các KCN tăng lên mạnh mẽ từ 47.11% năm 2007 đã tăng lên khoảng 74 -75% vào các năm 2012, 2013 Số lao động đang làm việc trong toàn tỉnh tăng lên không nhiều trong giai đoạn 2007 - 2013 (chỉ từ 1.3 – 1.7%) nhưng lại có sự chuyển dịch tương đối rõ nét theo đó số lao động nông nghiệp tăng lên không nhiều trong khi đó số lao động làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp lại chiếm đa số trong tổng số lao động tăng lên hàng năm, trong đó sự đóng góp từ các KCN là chủ yếu (4422/5854 số lao động tăng thêm của toàn tỉnh năm 2013, chiếm 75.54% vào tốc độ gia tăng quy mô số lao động đang làm việc trong toàn tỉnh).
Bên cạnh đó, nhu cầu đối với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ bổ sung cho hoạt động của các KCN sẽ tạo ra nhiều việc làm gián tiếp. Thứ nhất, dịch vụ cho công nhân KCN thuê nhà trọ. Thứ hai, cùng với đó là buôn bán nhỏ bao gồm kinh doanh hoặc làm đầu, các dịch vụ giải trí khác…phục vụ công nhân KCN và các hộ gia đình có thu nhập tăng lên.
Thứ ba, các đơn vị sản xuất công nghiệp trong vùng cũng được hưởng lợi và nhận được việc làm từ các KCN, như cung cấp thợ sửa chữa động cơ, nung sắt thép, 1 số công việc bán thời gian khác như lau dọn, vệ sinh…