7. Cấu trúc của khóa luận
2.2.2.2. Ảnh hưởng của KCN đến chuyển dịch cơ cấu lao động của
Hà Nam
a. Ảnh hưởng của KCN đến cơ cấu lao động của Hà Nam theo trình độ học vấn
Mặc dù, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại các KCN của Hà Nam có xu hướng giảm, nhưng do vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao so với mức bình quân chung của cả tỉnh do vậy, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của Hà Nam trong những năm qua cũng có xu hướng tăng lên. Có được sự chuyển biến tích cực này là do đóng góp của nhiều nhân tố, tuy nhiên, với sự chuyển dịch tích cực - tăng tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp, đại học, cao đẳng trong cơ cấu lao động KCN đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng lao động của tỉnh.
Hình 2.6: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của Hà Nam
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam
Tuy nhiên bên cạnh những chuyển biến tích cực thì chất lượng thu hút lao động vào các KCN của Hà Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, tỷ lệ lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Điều nay đi ngược với xu hướng phát triển, bởi nguồn lao động dồi dào, giá rẻ trong tương lai sẽ mất dần đi lợi thế, thay vào đó đòi hỏi những lao
động có trình độ và tay nghề. Chính vì vậy, để đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai Hà Nam cần có những chính sách và kê hoạch đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
b. Ảnh hưởng của KCN đến cơ cấu lao động của Hà Nam theo khu vực hoạt động kinh tế
Sự hình thành và phát triển các KCN ở Hà Nam đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; kéo theo đó cơ cấu lao động cũng có nhiều thay đổi. Một bộ phận lớn người dân làm nông nghiệp trước đây đã chuyển sang làm công nhân cho các KCN một phần do muốn cải thiện đời sống, phần vì bị thu hồi đất nông nghiệp để xay dựng các KCN. Một bộ phận khác thì chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang cung cấp các dịch vụ cho lao động quanh KCN như cho thuê nhà trọ, mở các cửa hàng dịch vụ như giải khát, cơm bình dân, cắt tóc…
Mặt khác, các doanh nghiệp trong các KCN của Hà Nam phần lớn là các doanh nghiệp FDI và tư nhân, do vậy lao động 100% là ngoài quốc doanh, khu vực này cũng tạo ra nhiều việc làm và giá trị sản xuất hơn hẳn so với khu vực Nhà nước. Thêm vào đó, làm việc trong môi trường có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân, đã rèn luyện cho người công nhân có tác phong công nghiệp, tính kỷ luật, tinh thần làm việc tự giác.
Theo Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, trong thời gian tới cơ cấu lao động ngành nghề của lao động sẽ có sự điều chỉnh. Một bộ phận lao động của tỉnh trong ngành dệt may sẽ chuyển sang làm việc trong lĩnh vực khác do định hướng của tỉnh sẽ từ chối các dự án dệt may, thay vào đó ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ cao và các lĩnh vực lắp ráp linh kiện. Đây là chủ trương đúng đắn của tỉnh, bởi dệt may và da giày vốn là những ngành thâm dụng lao động, lại tạo ra giá trị gia tăng không cao, sự định hướng này cũng phù hợp với định hướng phát triển của cả nước.