Đóng góp của KCN trong giải quyết vấn đề lao động địa

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 55)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1.3.Đóng góp của KCN trong giải quyết vấn đề lao động địa

Sự hình thành và phát triển các KCN trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta trong những năm qua đã cho thấy tính ưu việt của nó, đối với nhiều địa phương trong đó có Hà Nam, phát triển KCN được coi là động lực quan

trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc phát triển KCN là giải quyết vấn đề lao động việc làm mà trước hết là cho chính lao động địa phương. KCN được hình thành đồng nghĩa với việc chuyển giao quyền sử dụng đất nông nghiệp sang nhượng đất để xây dựng các KCN, đất nông nghiệp vốn là tư liệu sản xuất của người nông dân, mất đất nông nghiệp cũng có nghĩa người nông dân mất việc. Chính vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động địa phương sau giải phóng mặt bằng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng để đảm bảo ổn định chính trị - xã hội, tạo đã cho phát triển kinh tế tại mỗi địa phương.

Bảng 2.8: Mức độ sử dụng lao động địa phương tại các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam Năm LĐĐP (Người) LĐKCN (Người) ĐLĐP (%) ĐTLĐP (%) 2006 4801 6000 80.02 2007 8634 10894 79.25 78.32 2008 9585 12201 78.56 72.76 2009 12814 16544 77.45 74.35 2010 12628 17465 72.30 -20.20 2011 14844 20313 73.08 77.81 2012 17546 24650 71.18 62.30 2013 21682 29072 74.58 93.53 Nguồn: Xử lý từ [1,5]

Có thể thấy, trong thời gian qua mức độ các sử dụng lao động địa phương tại các KCN của tỉnh Hà Nam chiếm tỷ lệ tương đối cao khoảng 75%, trong khi các KCN của Bắc Ninh chỉ đạt khoảng 54%, nhưng tỷ lệ đó giảm dần trong giai đoạn 2006-2012. Trong những năm đầu khi KCN đầu tiên của Hà Nam đi vào hoạt động, lao động làm việc trong các KCN chủ yếu là lao

động địa phương chiếm tới 80.01% vào năm 2006, nhưng trong những năm tiếp theo số lượng lao động địa phương dần giảm xuống chỉ còn 77.45% vào năm 2009 và 74.58% vào năm 2012, thay vào đó xu hướng nhận lao động ngoại tỉnh dần tăng lên, năm 2009 số lượng lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại các KCN Hà Nam chỉ chiếm 22.07% thì đến năm 2012 tỷ lệ đó là 25.42%. Bên cạnh đó, số lượng lao động là người nước ngoài làm việc tại các KCN của Hà Nam cũng có tăng lên nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động làm việc tại KCN.

Điều này cho thấy, trong những năm qua, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động địa phương từ sự phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nam chưa thực sự tốt, điều này thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nam trong giai đoạn 2009 -2013 vẫn duy trì ở mức khá cao khoảng 2.3%, điều này có nghĩa là sức lan tỏa về mặt xã hội mà cụ thể là giải quyết vấn đề lao động tại chính địa phương của các KCN của Hà Nam còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, mức độ đóng góp của lao động địa phương trong tổng số lao động mới tăng lên tại các KCN của Hà Nam cũng có sự thay đổi liên tục, nhìn chung việc làm mới tạo trong các KCN có xu hướng ngày càng sử dụng nhiều hơn lao động ngoại tỉnh. Năm 2007, trong sự tăng lên lao động mới tại các KCN thì có đến 78.32% là do thu hút từ lao động địa phương, tuy nhiên, đến năm 2012 thì mức độ thu hút này giảm xuống chỉ còn 62.31%, đáng nói hơn, trong năm 2010, sự tăng lên của việc làm mới tại KCN của Hà Nam không do việc thu hút lao động địa phương mang lại, mà hoàn toàn từ việc thu hút lao động ngoại tỉnh và nước ngoài. Song đến năm 2013, phần lớn mức độ gia tăng lao động tạo các KCN của Hà Nam lại là từ lao động địa phương, khi lao động địa phương chiếm tới 93.53% trong mức độ gia tăng lao đông trong các KCN.

Tỷ lệ lao động địa phương làm việc trong các KCN càng lớn có nghĩa là sự phát triển các KCN đã có sự lan tỏa tốt về mặt xã hội. Bởi vì để xây dựng các KCN, một phần diện tích đất nông nghiệp bị mất đi, người dân địa

phương sẽ mất đi việc làm nông nghiệp, mất đi thu nhập. Chính vì vậy, sự hình thành và phát triển các KCN trước hết phải đảm bảo được vấn đề giải quyết việc làm cho chính lao động địa phương đó.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 55)