Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 30)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của Hàn Quốc

Những năm 1960, Hàn Quốc bắt đầu phát triển các KCN hay các tổ hợp công nghiệp theo kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia nằm trong chính sách công nghiệp hóa. Phần lớn các KCN của Hà Quốc đều nằm ở vành đai công nghiệp như Ulsan (tỉnh Ulasan) và Changwon (tỉnh Gyeongsangam). Đến nay, Hàn Quốc có khoảng hơn 500 khu chế xuất – khu công nghiệp – cụm công nghiệp trong đó có khoảng 34 khu có quy mô lớn chiếm tới hai phần ba diện tích của tất cả các khu.

Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm về việc để cho cộng đồng dân cư địa phương cung cấp dịch vụ cho thuê nhà ở cho công nhân nước ngoài ở KCN.

Làn sóng công nhân nước ngoài nhập cư vào Hàn Quốc bắt đầu từ cuối những năm 1980 và số lượng đó tăng lên nhanh chóng, đến cuối năm 2002, số lượng công nhân nước ngoài nhập cư vào Hàn Quốc đã lên tới 0.4 triệu và tiếp tục gia tăng vào những năm tiếp theo. Những công nhân nhập cư chủ yếu tập trung sống tại các khu vực gần KCN, khu chế xuất. Điều này đã gây ảnh hưởng tới khu vực dân cư nới họ đến sinh sống và làm việc.

Một nghiên cứu của Park và Ahn (2003) [18] tại Wongok ở Ansan – một thành phố công ngiệp điển hình của Hàn Quốc. Với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng công nhân nhập cư tới KCN, sự gia tăng nhanh chóng dân cư trong khu vực buộc Wongok phải mở rộng khu dân cư như Wongok 1, Wongok 2. Đáng lưu ý rằng sự mở rộng đó không phải do chiến lược phát triển kinh tế của địa phương hay do những yếu tố của bản thân xã hội Hàn Quốc mà do làn song công nhân nhập cư vào Hàn Quốc. Theo thống kê của thành phố Ansan, số lượng nhà trong khu vực tăng lên từ năm 1999, chất lượng tiêu chuẩn của các khu nhà cũng được cải thiện, nhà ở được cung cấp rất đa dạng từ diện tích nhỏ, trung bình đến diện tích lớn.

Tỷ lệ công nhân nhập cư tăng lến dẫn đến những thay đổi hạ tầng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mới. Doanh nghiệp địa phương mở nhiều hàng ăn, cửa hiệu tập trung vào những đặc trưng của công nhân nhập cư phục vụ nhu cầu và thị hiếu của riêng họ. Dịch vụ môi giới và cho thuê nhà cũng trở nên phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)