7. Cấu trúc của khóa luận
3.2.3. Các giải pháp từ phía người lao động – người dân
Để nâng cao chất lượng nguồn lao động trong các khu công nghiệp của Hà Nam cần có nhữn giải pháp đồng bộ và toàn diện từ 3 chủ thể: các giải pháp từ chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và vai trò của người lao động.
Theo quy định, người nông dân sau khi chuyển giao quyền sử dụng đất nông nghiệp sang xây dựng KCN, ngoài số tiền đền bù theo quy định sẽ nhận được một khoản hỗ trợ đào tạo sau chuyển đổi. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn lao động sử dụng khoản hỗ trợ đó không đúng mục đích, do vậy, rất ít người dân sau giải tỏa tham gia đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, do đó, hoặc dẫn đến tình trạng thất nghiệp do thiếu trình độ, kỹ năng hoặc được nhận vào làm trong KCN nhưng với mức lương khá thấp.
Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của chính mình, người nông dân cần chủ động tham gia các khóa đào tạo dạy nghề, chủ động học tập nâng cao tay nghề. Người lao động không chỉ được đào tạo các kỹ thuật chuyên môn mà cần chú ý đến cả các kỹ năng làm việc làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, rèn luyện tác phong công nghiệp, tính tự giác và kỷ luật…
Bên cạnh đó, người lao động cũng cần chú ý tìm hiểu pháp luật liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực làm việc để có những hiểu biết và kiến thức cần thiết khi trao đổi và thỏa thuận với nhà tuyển dụng. Người lao động cần thành lập ra tổ chức công đoàn để đề xuất mong muốn, nguyện vọng của mình với công ty, tránh hình thức tự phát và vô kỷ luật.
Đối với lao động ngoài độ tuổi lao động làm việc trong các KCN cần chủ động tham gia các khóa đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tham gia các lớp tập huấn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ động tăng cường đầu tư vốn, quản lí và chăm sóc, tuân thủ đúng quy trình kĩ thuật đã được hướng dẫn, chủ động tìm hiểu và phòng trừ các loài sâu bệnh.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chất lao động tại các KCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2003 -2013, nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận như sau:
- Hà Nam là tỉnh cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, có môi trường đầu tư với nhiều tiềm năng, cơ hội thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển các KCN.
- Vấn đề chất lượng thu hút lao động vào các KCN tỉnh Hà Nam được thể hiện ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.
+ Về mặt tích cực:
Quá trình xây dựng và phát triển các KCN đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân. Trong thời gian qua do nhiều gia đình nhận được một khoản lớn tiền đền bù và tiền bán đất. Họ sử dụng chúng vào việc xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình hay gửi tiết kiệm. Một số khác thì đầu tư vào các lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu ngành nghề.
+ Về mặt tiêu cực: việc phát triển các KCN của Hà Nam cũng gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực, đó là gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng nông thôn, tình trạng liên quan đến lao động nhập cư và trình độ của người lao động còn thấp, vấn đề giải quyết công việc cho lao động địa phương sau thu hồi đất còn nhiều bất cập….
Tuy nhiên, tác giả cho rằng hiệu ứng tích cực do sự phát triển các KCN mang lại là rất rõ nét còn các ảnh hưởng tiêu cực thì có thể được giảm thiểu bằng nhiều biện pháp khác nhau. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị tiếp tục chủ trương ưu tiên phát triển các KCN song cần chú trọng hơn đến các hệ lụy như nghiên cứu đã đề cập và phân tích.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do những hạn chế về mặt thời gian, tài liệu, khả năng nghiên cứu…nên không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để nghiên cứu này được đầy đủ và có thể tiếp tục phát triển hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1]. Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam (2013). Báo cáo tổng kết tình hình xây dựng và phát triển khu công nghiệp tại Hà Nam.
[2]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021, 2003. Hội thảo “Hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam”. Kỷ yếu Hội thảo
08/03/2002
[3]. Chương trình giảng dạy Fullbridge. “Chi phí cơ hội kinh tế của lao
động”
[4]. Hoàng Xuân Cơ (2005). Giáo trình kinh tế môi trường. NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Cục Thống kê Hà Nam (2013). Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2012. NXB Thống kê, Hà Nội.
[6]. TS. Ngô Thúy Quỳnh (2010). Tổ chức lãnh thổ kinh tế (Tài liệu
hướng dẫn nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn). NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[7]. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam (2009). Hiện trạng môi trường công nghiệp Hà Nam.
[8]. GS.TS Lê Thông - PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (2000). Tổ chức lãnh
thổ công nghiệp Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội
[9]. Lê Thông – Nguyễn Quý Thao (2012). Việt Nam các vùng kinh tế
và vùng kinh tế trọng điểm. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2009). Địa lý các vùng kinh tế Việt
Nam. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[11]. Nguyễn Chơn Trung và Trương Giang Long (2004). Phát triển các
khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[12]. Tổng cục thống kê (2013). Niên giám thống kê Việt Nam năm
[13]. PGS. TS. Ngô Doãn Vịnh (2003). Nghiên cứu chiến lược và quy
hoạch phát triển phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam – Học hỏi và Sáng tạo. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[14]. Viện Chiến lược phát triển (2004). Quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[15]. Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (2012). Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt
Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[16].Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch & Đầu tư 2013). “Tình
hình thực hiện kế hoạch phát triển KKT, KCN năm 2013”
B. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
[17]. Meng Guangwen (2003). The Theory and practice of free economic zones: A Case Study of Tianjin, People’s Republic of China.
[18]. Park. Joon and Ahn, Kun-hyuck (2003). How did immigrant wokers change residential area near industrial estate in Korea?
Seoul National University, Korea
C. VĂN BẢN PHÁP LÝ
[19]. Chính phủ, Nghị định 29/2008/NĐ - CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
[20]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1226/QĐ – TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
[21]. Chính phủ, Nghị định số 87-CP của Chính phủ ra ngày 17/8/1994 quy định khung giá các loại đất.
[22]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19
D. BÁO, TẠP CHÍ
[23]. Lê Minh Tiến (10/2006). “Dow Jones Sustainability Indexes, and GRI’s Sustainability Reporting Guidelines”. Thời báo kinh tế Sài Gòn
online.
[24]. Ngọc Ánh (23/5/2011). Chính sách quy hoạch. “Tấc vàng” ai xót?
Cafef.vn.
[25]. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam các số 137, 139 (2012). KCN, KCX ở Việt Nam: hai thập kỷ xây dựng và phát triển
[26].Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam (04/4/2009). “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp
[27]. Thúy Nga (28/7/2010). “Trồng lúa lãi 30%: Dễ hay khó?” Kinh tế