Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 41)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.1.2. Dân cư và nguồn lao động

a. Dân số

Theo thống kê năm 2013, tổng dân số của tỉnh Hà Nam là 846.653 người, mật độ dân số là 994 người/km2. Tuổi thọ trung bình của nam là 70.3; của nữ là 75,7. Cơ cấu dân số của tỉnh đang nằm trong thời kỳ “ dân số vàng”, là thời kỳ tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao hơn tỷ trọng dân số phụ thuộc, gồm dân số từ 0 đến 14 tuổi và nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi.

Trong giai đoạn 2001 – 2010 dân số giảm đi 6.917 người, tốc độ giảm trung bình là 0.09%/năm. Dân số thành thị vẫn tăng, trong cùng thời kỳ tăng 16.763 người, tốc độ tăng trung bình 2,31%/năm; dân số nông thôn giảm 23.680 người, gimar trung bình 0,33%/năm. Dân số nông thôn không những giảm về tỷ lệ mà giảm cả về con số tuyệt đối, dân số nông thôn năm 2000 là 727,8 nghìn người đã giảm xuống 704,1 nghìn người năm 2010.

b. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Hà Nam phát triển cả về số lượng và chất lượng và đang ở thời kỳ thuận lợi cho tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2011 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 454,3 nghìn người, trong đó lao động công nghiệp, xây dựng khoảng 97 nghìn người, chiếm 21,3%, phần lớn qua đào tạo; khu vực dịch vụ là 93,1 nghìn người, chiếm 20,5%.

Bảng 2.1: Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2011 2012 1. Dân số 1000ng 790 786,3 786,7 % 791,6 2. Lao động 1000ng 431 454 454,3 100 100% - KV nông nghiệp - 292,8 266,1 264,5 58,2 57,8% - KV công nghiệp-XD - 73,9 95,5 96,9 21,3 21,6% - KV dịch vụ - 64,3 92,3 92,9 20,5 20,6%

Nguồn: NGTK tỉnh Hà Nam, Sở KH&ĐT

Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của dân cư phát triển khá cao, thu nhập và đời sống của đa số dân cư đã được cải thiện và nâng cao đáng kể. Đặc điểm nổi trội của cư dân và nguồn lực con người Hà Nam là truyền thống lao động cần cù, vượt lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, là truyền thống hiếu học, ham hiểu biết và giàu sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở mang văn hóa xã hội. Đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)