Các giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 90)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp

3.2.2.1. Đào tạo nhân lực và dạy nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp

Đây vừa là mục tiêu cũng vừa là xu hướng trong phương hướng phát triển của nhiều địa phương, đối với hệ thống các trường dạy nghề Hà Nam cần tích cực phối hợp với Ban Quản lý các KCN, với các doanh nghiệp để điều tra tìm hiểu nhu cầu nhân lực, phối hợp ngay từ khâu chọn ngành nghề đào tạo, xây dựng chương trình cho đến tuyển sinh. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra các tiêu chí kỹ năng nghề của công nhân, từ đó có chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Mô hình KCN tự đào tạo nghề cũng cần được tiến hành trong tương lai bởi tính ưu việt

của nó. Bởi vì khi đó, các trung tâm dạy nghề lòng ghép trong KCN là nơi nắm rõ nhất nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCN, do vậy có thể tập trung vào nhóm ngành chủ yếu của các doanh nghiệp trong KCN. Mức độ kết nối giữa hoạt động đào tạo và hoạt động thực tiễn được tăng cường, học viên được tiếp xúc trước với môi trường làm việc cũng như các trang thiết bị máy móc thực tế trong các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN thì đây cũng là một lợi thế, nhất là đặt trong bối cảnh nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề thường rất khan hiếm, do vậy sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào các KCN thay vì các chính sách ưu đãi “rải tham đỏ” như cách truyền thống lâu nay.

Hộp 3.2: Kinh nghiệm tại KCN Việt Nam – Singapore

Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore gắn với KCN Việt Nam – Singapore được thành lập năm 1997 theo Dự án hợp tác đào tạo giữa Chính phủ Việt Nam và Singapore. Theo dự án, Trung tâm có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật để cung cấp cho các KCN trong tỉnh và trong khu vực, trước hết là cho KCN Việt Nam – Singapore.

Trong thời gian qua, trung tâm đã đào tạo và cung cấp ký sư tốt nghiệp cho các doanh nghiệp trong KCN Việt Nam – Singapore, quá trình đào tạo nhận được sự góp ý của các doanh nghiệp, biết được điểm mạnh, điểm yếu trong chất lượng đào tạo nghề của mình. Các sinh viên cũng có cơ hội thực tập nghề tại các doanh nghiệp trong KCN, khi tốt nghiệp thì được giải quyết việc làm nhanh chóng. Quá trình xúc tiến đầu tư thời gian qua cũng cho thấy đây là yếu tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư vì đảm bảo được nguồn cung cấp lao động dồi dào và có chất lượng.

Hàng năm, trước khi sinh viên ra trường, trung tâm tạo điều kiện để cho cả hai phía: doanh nghiệp trong KCN và sinh viên gặp gỡ, chọn lựa lẫn nhau. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn sinh viên ngay trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp và tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp. Sinh viên cũng có cơ hội làm quen với môi trường làm việc ngay trong thời gian học việc, những sinh viên tốt có thể có cơ hội lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với nguyện vọng của mình.

3.2.2.2. Chủ động liên kết lao động với các tỉnh, thành phố khác để tạo nguồn cung lao động cho doanh nghiệp

Sau khi cả 8 KCN của Hà Nam đi vào hoạt động thì nhu cầu về lao động rất lớn, đặc biệt là lao động có tay nghề và kỹ thuật cao trong khi nguồn cung tại chỗ còn hạn chế. Do vậy, Hà Nam cần chủ động tiến hành liên kết lao động với các tỉnh, thành phố khác, hướng về các tỉnh có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, đi cùng với giải pháp này là vấn đề chính sách đối với lao động nhập cư về các vấn đề tạo nhà ở cho công nhân, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội như y tế, giáo dục văn hóa, an ninh trật tự…Tăng cường chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn văn hóa tinh thần cho người nhập cư là yếu tố rất quan trọng, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh trật tự xã hội tại địa phương. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội địa phương như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, công đoàn… đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua các hoạt động đoàn thể như: tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao giao lưu giữa các công nhân ở doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác…, các chương trình hỗ trợ cho lao động nhập cư gặp khó khăn hoạn nạn…sẽ góp phần nâng cao đời sống đời sống văn hóa cho tập thể lao động nhập cư, tạo sự gắn kết lao động trong các doanh nghiệp KCN, giảm bớt căng thẳng cho người lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)