Cơ cấu lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 61)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2.1. Cơ cấu lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam

a. Cơ cấu lao động theo trình độ

Trong những năm qua, nhìn chung trình độ học vấn của lao động các KCN tỉnh Hà Nam có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp tăng lên nhanh chóng, từ 9% năm 2010 lên 28% vào năm 2012, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng cũng tăng lên nhưng mức độ tăng chậm từ 9% năm 2010 lên 11% vào năm 2012. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, trong những năm 2010 -2012 phần lớn số lao động tăng lên trong các KCN là do lao động ngoại tỉnh, đây là những lao động rất trẻ khoảng từ 18-29 tuổi với trình độ học vấn và tay nghề thấp. Xuất phát từ lý do đó nên tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo ngày càng tăng, chỉ trong vòng 2 năm từ 2010 – 2012 đã tăng từ 45% lên 52%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề cũng giảm mạnh từ 37% xuống còn 29% vào năm 2012.

Năm 2010 Năm 2012

Nhìn chung, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hà Nam vẫn còn ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 30% tổng số lao động làm việc trong các KCN. Trong khi tại các KCN của Bắc Ninh, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các KCN là 100% do khi tuyển dụng một bộ phận lao động đã được đào tạo và bộ phận lao động tốt nghiệp phổ thông sẽ được doanh nghiệp đào tạo tay nghề trong thời gian từ 1 đến 3 tháng sau khi tuyển dụng. Nếu so sánh với các tỉnh trong cùng tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ lao động qua đào tạo của các KCN tỉnh Hà Nam cũng thấp hơn Nam Đinh (đạt 42%) và Ninh Bình là (34%).

Trong tương lai nguồn lao động giá rẻ không còn là lợi thế thay vào đó đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn cao, chính vì vậy, để đáp ứng yếu cầu phát triển Hà Nam cần có kế hoạch đào tạo nguồn lao động có trình độ và chú trong việc thu hút nguồn lao động có chất lượng cao.

b. Cơ cấu lao động theo giới tính

Các KCN Hà Nam tạo ra nhiều việc làm cho lao động là nữ giới. Tỷ lệ lao động nữ trong các KCN cao hơn đáng kể so với tỷ lệ lao động tham gia vào hoạt động sản xuất bên ngoài các KCN. Tỷ lệ lao động là nữ giới trong các KCN của Hà Nam chiếm 68% cao hơn hẳn so với cả nước (cơ cấu lao động theo giới của cả nước: lao động nữ giới 64%, lao động nam giới 36%).

Cơ cấu lao động theo giới tính tại các KCN tỉnh Hà Nam

Cơ cấu lao động theo giới tính tại các KCN của cả nước

Hình 2.5: Cơ cấu lao động theo giới tính tại các KCN tỉnh Hà Nam và cả nước năm 2013

Điều đó có nghĩa là việc phát triển các KCN của Hà Nam đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động là nữ giới. Do hiện nay, sản xuất hàng điện tử và may mặc – da giày vấn là thế mạnh trong các KCN của Hà Nam, bởi tính chất công việc đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và mang tính đặc thù (tuyển lao động cho các ngành dệt may) nên trong một thời gian, một số doanh nghiệp tại các KCN của Hà Nam chỉ tuyển lao động nữ

Tuy nhiên, hiện tượng nữ hóa ngày càng lớn tại các KCN của Hà Nam đã dẫn đến nhiều hệ quả như tình trạng nữ công nhân phải chịu nhiều sức ép từ thu nhập, cuộc sống tạm bợ cùng với những chính sách ưu tiên cho lao động nữ hầu như chưa có. Ngoài ra, sự tập trung chủ yếu lao động nữ trong các KCN cũng ảnh hưởng lớn tới vấn đề hôn nhân và gia đình của bộ phận lao động này. Đặc trưng của lao động KCN là sống tập trung và do có sự chênh lệch về giới của lao động ở các KCN nên dẫn đến thực trạng khó tìm bạn đời và làm cho tỷ lệ chưa có vợ/chồng tăng lên. Chính vì vậy, tỷ lệ sinh giảm sẽ kéo theo tình trạng dân số già trong tương lai. Theo tính toán của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Thì Hà Nam cùng với Hà Tĩnh, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương và Thái Bình sẽ nằm trong nhóm các tỉnh có chỉ số già hóa cao nhất (> 50 tuổi) tính đến năm 2047.

c. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người di cư đến Hà Nam như học tập, di chuyển theo gia đình, sở thích…nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là nhu cầu việc làm, đặc biệt là việc làm ở các KCN. Dòng lao động nhập cư tới các KCN ở Hà Nam chủ yếu là bộ phận dân cư đang trong độ tuổi lao động, đặc biệt là từ 15 -29 tuổi với nhu cầu tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sống.

Do sự phát triển của các khu công nghiệp nên đa phần lao động nhập cư vào Hà Nam là lao động rất trẻ. Tuy nhiên, vì đa phần là lao động trẻ và chưa qua đào tạo nên trình độ học vấn cũng như tay nghề của bộ phận lao động nhập cư còn rất thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)