Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 73)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3.1.Thành tựu đạt được

Thứ nhất, sự hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có góp phần tạo ra nhiều việc làm cho lao động của địa phương, bao gồm cả việc làm trực tiếp trong các KCN và lao động gián tiếp khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu cho KCN. Với mức thu nhập tương đối ổn định: thu nhập bình quân của lao động gián tiếp là 3,2 triệu đồng/người/tháng và của lao động trực tiếp là 3.0 triệu đồng/người/tháng, việc làm trong KCN đã giúp người dân từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của bản thân người công nhân và gia đình họ. Đáng chú ý hơn là, các KCN tỉnh Hà Nam tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp cho phụ nữ địa phương, điều này đã góp phần làm tăng vị thế xã hội của phụ nữ.

Thứ hai, các KCN tạo ra năng suất lao động lớn hơn hẳn so với năng suất lao động bình quân toàn tỉnh. Năng suất lao động là nhân tố bảo đảm cho sản xuất phát triển và đời sống con người được nâng cao. Chất lượng nguồn nhân lực và tác phong, ý thức làm việc của người lao động là nhân tố có tác động mạnh nhất đến năng suất lao động, vì việc kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất và đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ xã hội. Trình độ lành nghề và tác phong, ý thức làm việc của người lao động được thể hiện ra khi họ sử dụng các công cụ sản xuất thành thạo, đáp ứng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, cùng những sản phẩm hàng hóa có tính chuyên nghiệp hóa. Người lao động có trình độ nghề nghiệp, không những cần có kỹ năng lao động mà còn phải có sáng tạo trong quá trình sản xuất. Thực tế cho thấy chỉ khi nào người lao động, người quản lý có kiến thức và trình độ nghề nghiệp thì mới tiếp cận, nhanh chóng tiếp thu, vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, có ý thức và tinh thần sáng tạo.

Thứ ba, sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã góp

phần nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân. Trước đây các hộ gia đình sống chủ yếu bằng nghề nông, thu nhập của họ tính bằng tạ thóc, lứa lợn, đàn gà,..thực tế thì sản xuất nông nghiệp không tạo nhiều cơ hội cho họ làm giàu. Nhưng khi chuyển giao quyền sử dụng đất nông nghiệp, người dân chỉ mất đi một nghề nặng nhọc với mức lợi tức thấp nhưng lại được các nguồn thu nhập mới từ đền bù, việc làm trong các KCN hoặc ngoài nhưng có liên quan đến KCN. Sự hiện diện của KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tạo tiền đề quan trọng để người dân có mức thu nhập cao hơn, có điều kiện tiếp cận khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế, đường giao thông,..được nâng cấp và phát triển.

Thứ tư, việc thu hút lao động vào các KCN trên địa bàn tỉnh đòi hỏi

đã góp phần nâng cao trình độ cho nhiều lao động, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực: nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyển một bộ phận lớn người dân làm nông nghiệp trước đây đã chuyển sang làm công nhân cho các KCN…điều này phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ năm, cùng với sự hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam là quá trình đào tạo nguồn lao động có chất lượng, do vậy, tỷ lệ lao động có trình độ trong các KCN của Hà Nam ngày một tăng lên, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ của toàn tỉnh theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo. Mặt khác, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, các KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực hoạt động kinh tế: giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp.

Thứ sáu, do thu nhập thấp và thói quen truyền thống, người lao động tại

các vùng nông thôn không có thói quen tham gia các loại bảo hiểm. Sự phát triển các KCN khiến cho một bộ phận lao động có điều kiện được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiệm y tế, đây là một sự đảm bảo hay bù đắp một phần

thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mát thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Bên cạnh đó, các KCN cũng tạo nhiều điều kiện để người lao động hình thành tác phong công nghiệp, biết tổ chức, sắp xếp và kỹ năng làm việc nhóm…

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 73)