7. Cấu trúc của khóa luận
2.1.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam
Trong những năm qua, Hà Nam chú trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tranh thủ thu hút đầu tư, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, con người và các nhân tố kinh tế - xã hội khác…nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp tích cực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hà Nam đã tiến hành lập quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung tại các vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cho đến nay, Hà Nam đã có 8 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập và đưa vào danh mục các KCN Việt Nam, các KCN tập trung chủ yếu ở các huyện Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm, đây là những khu vực đất bán sơn địa, đất lúa 1 vụ cho năng suất thấp.
Bảng 2.2: Các khu công nghiệp của Hà Nam tính đến năm 2013
Tên khu công nghiệp Diện tích Quyết định thành lập
KCN Đồng Văn I 137,8 ha Văn bản số 1510/CP-CN của Chính phủ ngày 04/11/2003 KCN Đồng Văn II 263,8 ha Văn bản số 313/TTg-CN ngày
21/02/2005 KCN Hoà Mạc 203 ha trong đó giai đoạn 1 là 131 ha Văn bản số 2003/TTg-CN ngày 25/01/2007
KCN Châu Sơn 168,9 ha Quyết định số1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 KCN Liêm Phong 200 ha Văn bản số 1350/TTg-KTN ngày 15/8/2008 KCN Itahan 300 ha KCN Liêm Cần – Thanh Bình 200 ha KCN Kim Bảng 300ha.
Trong số 8 KCN đã được phê duyệt, Hà Nam mới có 4 KCN đã được xây dựng và đi vào hoạt động, bao gồm KCN Đồng Văn I (đến nay tỷ lệ lấp đầy đạt 100%), KCN Đồng Văn II, KCN Hoà Mạc, KCN Châu Sơn. Còn lại 4 KCN đang tiến hành triển khai: đo đạc, khảo sát, cắm mốc và giải phóng mặt bằng. Tổng diện tích của cả 8 KCN là 1.774 ha.
Mặc dù các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam mới được xây dựng và phát triển trong thời gian khoảng 10 năm (KCN đầu tiên được quyết định thành lập năm 2003 và chính thức đi vào hoạt động năm 2006) nhưng đã mang lại hiệu quả rõ rệt đối với của tỉnh.
Trong giai đoạn 2006 – 2013, đóng góp của KCN vào GTSX toàn tỉnh không ngừng tăng và tăng khá nhanh, từ 13,0% năm 2006 đã tăng lên 4 lần và đạt 52% vào năm 2013.
Bảng 2.3: Đóng góp của các KCN vào gia tăng quy mô GTSX của toàn tỉnh, giai đoạn 2006 -2013 (tính theo giá so sánh 2010)
Năm GTSXKCN (Tỷ đồng) GTSXTỉnh (Tỷ đồng) ĐGTSX (%) Đt (%) ĐT (Điểm %) 2006 2341.6 17962.3 13.0 11.53 2007 3276.6 20693.5 15.8 34.2 2008 5281.0 24086.4 21.9 59.1 2009 8035.6 27948.2 28.8 71.3 2010 11568.3 32881.1 35.2 71.6 2011 15555.5 37637.6 41.3 83.8 2012 20597.6 43540.4 47.3 85.4 2013 25648.2 49366.5 52.0 86.7 Giai đoạn 2006 -2013 74.2
Nguồn: NGTK Hà nam và tính toán của tác giả
Cũng trong giai đoạn này do tốc độ tăng trưởng cao của GTSX trong các KCN (bình quân đạt 40.76%) nên tốc độ tăng trưởng GTSX của tỉnh cũng ở mức tương đối cao và đạt bình quân 15.54%. Đóng góp của các KCN vào mức độ gia tăng quy mô GTSX của toàn tỉnh chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng, từ 34.2% năm 2007 đã tăng lên khoảng 2.5 lần vào năm 2013, đạt 86.7%. Như vậy tính bình quân cho toàn giai đoạn 2006-2013, với việc đóng góp 74.2% vào tốc độ gia tăng quy mô GTSX của tỉnh, giá trị sản xuất trong các KCN đã đóng góp 11.53 điểm phần trăm tăng trưởng trong tổng số 15.53 điểm phần trăm tăng trưởng GTSX của toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đã góp phần đáng kể tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nam. Nếu như trước đây, Hà
Nam là địa phương chủ yếu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác là chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ và manh mún, các ngành dịch vụ còn nghèo nàn. Sự phát triển của các KCN đã khiến cho việc sản xuất công nghiệp trở nên tập trung, có tổ chức hơn, các ngành dịch vụ cũng theo đó mà phát triển, nông nghiệp dần được thay thế bởi công nghiệp và xây dựng. Sau 6 năm, cơ cấu kinh tế của Hà Nam đã có sự chuyển dịch rõ ràng, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm hơn một nửa trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, từ 36% năm 2006 tăng 17% và đạt 53%năm 2012, giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) giảm mạnh từ 31% năm 2006 xuống còn 18% vào năm 2012. Khu vực dịch vụ giảm nhẹ từ 33% năm 2006 còn 29% vào năm 2012.
Năm 2006 Năm 2012
Hình 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành của Hà Nam
Bên cạnh đó, các KCN của Hà Nam cũng giữ vai trò trọng yếu trong việc đóng góp vào giá trị xuất khẩu của Hà Nam, vai trò này được thể hiện trước hết qua tỷ trọng trong giá trị xuất khẩu của Hà Nam.
Giá trị xuất khẩu của các KCN so với GTXK toàn tỉnh tăng nhanh từ 2007- 2013, nếu như năm 2007 mức độ đóng góp vào GTXK của các KCN còn rất thấp, chỉ chiếm 13.54 % GTXK của toàn tỉnh thì tới năm 2013, khi có 4 KCN chính thức đi vào hoạt động, đóng góp của các KCN vào GTXK của toàn tỉnh đã tăng gấp khoản 6 lần đạt 85.08%, có nghĩa là phần lớn GTXK của tỉnh là nằm ở các KCN. Điều này cho thấy, năng lực cạnh tranh của các
mặt hàng được sản xuất tại các doanh nghiệp trong KCN của Hà Nam đã được cải thiện rõ rệt.
Bảng 2.4: Đóng góp vào giá trị xuất khẩu của các KCN Hà Nam giai đoạn 2007-2013 Năm GTXKKCN (triệu USD) GTXKTỉnh (triệu USD) X(%) 2007 14.2 104.9 13.54 2008 50.7 141.5 35.83 2009 80.1 144.9 55.28 2010 139.8 226.9 61.61 2011 189.5 256 74.02 2012 302 372 81.18 2013 443.5 521.3 85.08
Nguồn: NGTK Hà Nam và tính toán của tác giả
Với sự phát triển mạnh mẽ của các KCN, cơ cấu hàng xuất khẩu của Hà Nam có nhiều thay đổi, chuyển từ các mặt hàng nông sản vốn có thế mạnh như: gạo, lạc nhân, hoa quả tươi…sang các sản phẩm của ngành công nghiệp như: hàng may mặc, da giầy, điện tử…trong đó ngành may mặc là ngành chiếm ưu thế trong cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu của Hà Nam.
Mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu của Hà Nam có nhiều thay đổi theo hướng tích cực do sự phát triển của các KCN trong thời gian qua, nhưng nhìn vào các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có thể thấy đây là những ngành sử dụng nhiều lao động, hàm lượng công nghệ không cao, hơn thế nữa đây lại là những ngành mà Hà Nam không chủ động được nguyên vật liệu phải nhập khẩu, do vậy giá trị gia tăng không nhiều. Chính vì vậy, để phát triển bền vững, trong những năm tới Hà Nam cần cơ cấu lại để có thể cạnh trạnh với các địa phương khác trong cả nước cũng như với các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Bảng 2.5: Phân tích SWOT trong phát triển KCN của Hà Nam
CƠ HỘI (O) O1: Dễ mở rộng hợp tác, kinh tế với các địa phương khác
O2: gần một trung tâm lớn là Hà Nội sẽ tạo ra sự giao lưu nguồn vốn và lao động NGUY CƠ (T) T1: Nhân lực chất lượng bị thu hút về các trung tâm Hà Nội. T2: Bị cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm, công nghệ, lao động…. ĐIỂM MẠNH (S) S1: Chất lượng khoáng sản tốt, dễ khai thác đặc biệt về tài nguyên đá vôi
S2: Dân số đang nằm trong "thời kỳ dân số vàng"
S3:Diện tích đất cho công nghiệp nhiều, chuyển đổi sang đất KCN dễ dàng.
S4: Cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển KCN
S1O1: Phát triển công nghiệp chế biến xi măng
S3O2: Chuyển đổi đất nông nghiệp bạc màu, đất lúa 1 vụ để phát triển KCN
S2,4O1: Tận dụng nguồn lao động trẻ phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp bạc màu, đất lúa 1 vụ để phát triển KCN S2,4O1: Tận dụng nguồn lao động trẻ phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ S2,3,4O1,2: Xây dựng Hà Nam thành vệ tinh, vùng công nghiệp hỗ trợ cho trung tâm Hà Nội
S2,3,4T1,2: Phát triển các ngành nghề sử dụng nhân công tại chỗ, các lao động phổ thông
ĐIỂM YẾU (W)
W1: Mới chỉ có Tài nguyên xi măng phát huy được thế mạnh
W2: Địa hình không bằng phẳng, địa hình thấp không thuận lợi nhiều cho phát triển KCN
W3: Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao lại chưa qua đào tạo
W1-3O1,2: Thu hút đầu tư về vốn, lao động…từ trung tâm Hà Nội và các tỉnh lân cận
W3T1,2: Có kế hoạch đào tạo nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội