7. Cấu trúc của khóa luận
1.2.2. Lịch sử phát triển KCN của Việt Nam
Ngay từ năm 1986, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm tới việc phát triển KCN, Chính phủ Việt Nam đã có Nghị định số 36/CP ngày 24-4-1997 về phát triển KCN tập trung, khu chế xuất trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 8/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 519/TTg về phát triển KCN và kết cấu hạ tầng, trong đó đã xác định đến năm 2000 trên phạm vi cả nước
sẽ phát triển 33 KCN, khu chế xuất. Từ đó đến nay sự phát triển các KCN trở nên mạnh mẽ và đem lại hiệu quả khá tốt.
Kể từ sau khi Đổi mới, Việt Nam bắt đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua nhiều kênh, một trong số ấy là thành lập các KCN, theo đó các doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về kết cấu hạ tầng cũng như tài chính. Khu chế xuất Tân Thuận là KCN đầu tiên được thành lập ở Việt Nam vào 11/1991, tiếp theo đó là KCN Linh Trung I vào năm 1992. Cả hai khu này đều ở thành phố Hồ Chí Minh để khai thác lợi thế nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng giao thông (đường giao thông, sân bay, cảng).
Giai đoạn 1991 - 1994 có thể gọi là giai đoạn thí điểm phát triển các khu công nghiệp bởi vì trong giai đoạn này không có cơ sở pháp lý nào hậu thuẫn việc phát triển các khu công nghiệp, cũng không có quy định minh bạch nào về thế nào là một khu công nghiệp. Cả giai đoạn này chỉ có 2 khu chế xuất nói trên và 5 khu công nghiệp được thành lập, trong đó hai khu ở Hà Nội (Nội Bài và Thăng Long), một khu ở Hải Phòng (Nomura - Hải Phòng), một khu ở Đà Nằng (khu công nghiệp Đà Nằng), và một khu ở Đồng Nai (Amarta). Lúc đó, để phân biệt các khu công nghiệp này với những khu công nghiệp đã hình thành từ những năm 1960, Nhà nước gọi những khu mới là các KCN tập trung, về sau, để thuận tiện, chỉ gọi là các KCN, còn các KCN cũ và những khu có đặc điểm tương tự được gọi chung là cụm công nghiệp.
Tháng 12/1994, Chính phủ ra Nghị quyết số 192/NQ-CP ban hành quy chế KCN. Từ đó, các KCN được thành lập nhiều hơn. Trong khi chính phủ phê duyệt danh sách các KCN ưu tiên thành lập đến năm 2000 mà toàn bộ các khu trong danh sách đó chỉ tập trung ở Hà Nội hay Tp. HCM, thì 1 số tỉnh thành cũng đã xúc tiến phát triển các KCN ở địa phương mình. Sau đó, theo đề nghị của các tỉnh, Chính phủ đã bổ sung thêm vào danh sách nói trên.
Hình 1.1: Số lượng và diện tích các KCN cả nước tính đến năm 2010
Tính đến hết năm 2013, cả nước có 289 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 81.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt hơn 52.800 ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 191 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 54.060 ha và 98 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 27.008 ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt gần 24.000 ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 45%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 63%.[16]
Các KCN được thành lập ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế của mỗi vùng kinh tế, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý 1 số KCN ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo ngành mũi nhọn thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng.
Hình 1.2: Số lượng KCN của các vùng kinh tế năm 2013
Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về số lượng KCN, tính đến hết năm 2013, Đông Nam Bộ có 98 KCN chiếm tới 34% tổng số KCN của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng có 73 KCN đã được thành lập chiếm 25%. Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc có số lượng KCN ít nhất cả nước, chỉ chiếm 2% và 8% trong tổng số KCN của cả nước.