Đào tạo chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm sau giải phóng

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 84)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2.1.2.Đào tạo chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm sau giải phóng

mặt bằng

Giải quyết việc làm cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất xây dựng KCN luôn là vấn đề lớn đối với các địa phương, trong đó có Hà Nam. Giải phóng mặt bằng nhanh hay chậm, tình trạng khiếu nại…một phần bắt nguồn từ những chính sách về lao động đối với người dân bị thu hồi đất, trong đó có đào tạo nghề mới, chính sách khuyến khích tuyển dụng lao động tại chỗ…Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu này đưa ra một số giải pháp trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiến của một số quốc gia cũng như của các địa phương khác trong cả nước.

a. Xây dựng chính sách chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm sau giải phóng mặt bằng phù hợp với yêu cầu thực tiễn và người dân

Chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân là vấn đề hết sức quan trọng. Hầu hết người nông dân vốn quen với công việc ruộng đồng, mất đất đồng nghĩa với việc người nông dân mất đi tư liệu

sản xuất và việc làm nông nghiệp, mặt khác người nông dân vốn không có kỹ năng trong sản xuất công nghiệp, việc đào tạo nghề cho lao động mất đất còn chưa được chú trọng, do đó khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động dẫn tới công việc mới của người bị thu hồi đất không có tính ổn định cao. Để khắc phục tình trạng này, Hà Nam cần có những chính sách, đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa như:

- Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho toàn bộ đối tượng không còn đất sản xuất;

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN tiếp nhận lao động phổ thông là đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa để đào tạo và bố trí việc làm tại các doanh nghiệp trong KCN;

- Tiến hành miễn giảm học phí cho con em các hộ nông dân trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa. Nông dân bị mất đất sản xuất chính là đối tượng thiệt thòi nhất, do vậy, Hà Nam nên có chương trình đào tạo nghề miễn phí cho những đối tượng mất đất trong vùng giải tỏa. Các chính sách hỗ trợ nêu trên chỉ là một vài gợi ý và cần được thay đổi linh hoạt cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu của người dân địa phương.

b. Khảo sát kỹ lưỡng nhu cầu học nghề và nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp

Có chính sách chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm sau giải phóng mặt bằng là cần thiết, tuy nhiên Hà Nam cần có những khảo sát và nghiên cứu cụ thể về nhu cầu học nghề và nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của người dân trong vùng quy hoạch KCN để đảm bảo chính sách đưa ra đạt được hiệu quả cao. Cần khảo sát về số lượng lao động cụ thể phải chuyển đổi ngành nghề, địa bàn cụ thể, thậm chí khảo sát về thu nhập bình quan các hộ, trình độ văn hóa, tình trạng việc làm (đã ổn định việc làm, có việc làm chưa ổn định, chưa

có việc làm, không có nhu cầu việc làm…), tình trang chuyển đổi ngành nghề của lao động nông nghiệp để có những phân tích, đánh giá chính xác, từ đó có giải pháp cụ thể trong việc tổ chức triển khai các chính sách, đề án về giải quyết việc làm tại địa phương.

c. Xây dựng chính sách riêng về chuyển đổi nghề, tạo việc làm sau giải phóng mặt bằng cho những vùng trọng điểm

Phần lớn các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đều được xây dựng tại các khu vực đất bán sơn địa, đất canh tác lúa một vụ, tuy nhiên, xét trên tổng thể, Hà Nam là vùng đất chiêm trũng, chất lượng đất cho sản xuất nông nghiệp không cao. Do vậy, việc chuyển đổi đất nông nghiệp tuy đã có sự chọn lựa song vẫn lấy đi tư liệu sản xuất chính từ trước tới nay của người nông dân.

Chính vì vậy, căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi vùng, mỗi huyện có KCN được xây dựng, Hà Nam cần có những đề án riêng cho từng vùng cụ thể. Điều này khắc phục tình trạng cơ quan cấp tỉnh khó có thể nắm bắt được hết tình hình cụ thể và có những chính sách phù hợp với từng huyện, từng xã. Mặt khác việc có chính sách riêng về chuyển đổi nghề, tạo việc làm trong giải phóng mặt bằng cho những vùng trọng điểm có những bức xúc lớn đến thu hồi đất và giải phóng mặt bằng cho các dự án KCN sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng, giảm thiệt hại đồng thời nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư và người dân đối với chính quyền địa phương.

Mặt khác, cần đa dạng hóa đối tượng tham gia đào tạo nghề và đa dạng hóa các loại nghề được đào tạo, điểm khó nhất trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân khi thu hồi đất là giải quyết việc làm cho số người dân đã quá độ tuổi lao động, trên thực tế họ vẫn có thể làm việc trên các cánh đồng nhưng ở độ tuổi trên 55-60 tuổi ở các nghề nghiệp khác họ có thể được nghỉ hưu theo quy định. Kinh nghiệm tại nhiều địa phương đã tạo điều kiện phát triển những ngành nghề, công việc phù hợp cho những đối tượng này như: chăm sóc cây cảnh, trồng rau quả, dịch vụ ăn uống,…

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 84)