Tình hình lao động tại các khu công nghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 35)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.2.3. Tình hình lao động tại các khu công nghiệp của Việt Nam

Sự hình thành và phát triển các KCN hệ quả là tạo ra nhiều việc làm trong dân cư thông qua 3 hình thức: thứ nhất, tạo ra việc làm trực tiếp cho cả lao động phổ thông và lao động có kỹ năng, cả lao động địa phương và lao động nhập cư; thứ hai, KCN tạo ra việc làm gián tiếp và thứ ba, các KCN tạo ra việc làm cho nhiều lao động nữ.

Việc làm trực tiếp được tạo ra khi các doanh nghiệp trực tiếp thuê mướn lao động. Những lao động phổ thông trong vùng hay những nông dân trong độ tuổi lao động nhượng đất nông nghiệp cho việc xây dựng thì sự xuất hiện của các KCN tất yếu tạo ra cho họ nhiều cơ hội làm công nhân trong các KCN. Tính đến 6/2013, các KCN trong cả nước tạo việc làm cho hơn 2,1 triệu lao động, trong đó xét cơ cấu lao động theo giới thì lao động nữ là 1,17 triệu người (chiếm 69%), lao động nam là 0,6 triệu người (bằng 31%); xét theo

quốc tịch thì lao động Việt Nam là 2,07 triệu người (chiếm 98,5%), lao động nước ngoài là 32,7 nghìn người (chiếm tỷ lệ 1,5%).

Nhìn chung, các KCN tạo ra nhiều việc làm cho lao động là nữ giới. Tỷ lệ lao động nữ trong các KCN cao hơn đáng kể so với tỷ lệ lao động tham gia vào hoạt động sản xuất bên ngoài các KCN, do đặc thù các KCN của Việt Nam phát triển nhiều ngành ngề dệt may, da giày, lắp giáp linh kiện điện tử…đòi hỏi sự khéo léo, do vậy, nhiều doanh nghiệp trong KCN trong một thời gian dài chỉ tuyển lao động là nữ. Điều này dẫn đến áp lực về mất cân bằng giới tính trong các KCN, cũng như giải quyết vấn đề nhà ở và đời sống hôn nhân cho các lao động là nữ giới trong các KCN.

Cơ cấu lao động theo giới Cơ cấu lao động theo quốc tịch

Hình 1.3: Cơ cấu lao động Khu công nghiệp cả nước theo giới tính và quốc tịch năm 2012

Lực lượng lao động trong KCN, KCX gia tăng cùng với sự gia tăng các KCN, KCX và các dự án hoạt động trong KCN, KCX. Trong thời kỳ 2001- 2005, các KCN, KCX đã thu hút thêm được 656.000 lao động trực tiếp, gấp 4 lần so với thời kỳ trước (1991-2000). Từ năm 2006 đến 2010, lượng lao động KCN, KCX tăng thêm được gần 760.000 người, gấp 1,15 lần lượng lao động tăng thêm trong kỳ kế hoạch 2001-2006.

Trên phạm vi cả nước, các KCN ở Đông Nam Bộ có tổng số lao động/ha đất CN đã cho thuê lớn nhất cả nước 101 người/ha, tiếp theo là các KCN

thuộc Đồng bằng sông Hồng 96 người/ha, Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc thu hút được ít lao động nhất cả nước, do ở đây tập trung ít các KCN và điều kiện phát triển cũng gặp nhiều khó khăn. Bình quân cả nước, các KCN tạo ra 86 việc làm trên một ha đất công nghiệp đã cho thuê.

Hình 1.4: Tổng số lao động/ha đất công nghiệp đã cho thuê phân theo vùng kinh tế tính đến năm 2013

Bên cạnh đó, nhu cầu đối với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ bổ sung cho hoạt động của các KCN cũng tạo ra nhiều việc làm gián tiếp. Thứ nhất, dịch vụ cho công nhân KCN thuê nhà trọ. Thứ hai, cùng với đó là buôn bán nhỏ bao gồm kinh doanh hoặc làm đầu, các dịch vụ giải trí khác…phục vụ công nhân KCN và các hộ gia đình có thu nhập tăng lên. Thứ ba, các đơn vị sản xuất công nghiệp trong vùng cũng được hưởng lợi và nhận được việc làm từ các khu công nghiệp như: cung cấp thợ sửa chữa động cơ, nung sắt thép, một số công việc bán thời gian khác như lau dọn, vệ sinh…Nhìn chung, sự phát triển các KCN đã mang lại tác động lan tỏa tích cực, không chỉ mang lại việc làm cho những lao động trực tiếp làm việc trong các KCN mà còn có đóng góp không nhỏ trong việc tạo ra việc làm cho dân cư khu vực xung quanh các KCN.

KCN cũng là nơi sử dụng nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Do đó, KCN đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam để hình

thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại. Đến nay, nhiều trường cao đẳng hoặc cơ sở dạy đào tạo công nhân làm việc trong KCN đã được xây dựng. Đặc biệt đã hình thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực giữa các KCN và nhà trường, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay.

Tuy nhiên, do quy hoạch và xây dựng các KCN không gắn với quy hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho nông dân nên hậu quả về mặt xã hội cũng rất lớn, người nông dân mất việc làm trong nông nghiệp và có nguy cơ thất nghiệp toàn phần. Bình quân mỗi ha đất nông nghiệp thu hút 10-13 lao động. [15]. Diện tích một KCN tính bình quân cả nước khoảng 274 ha, như vậy, có nghĩa là lấy đất nông nghiệp xây mỗi khu công nghiệp sẽ làm khoảng 2700 – 3500 người mất việc làm nông nghiệp.

Mặc dù việc thu hút lao động vào các KCN của Việt Nam tăng hàng năm nhưng một số không được tuyển dụng vào các KCN vì chậm tiến độ hoặc không mua được đất để tiếp tục sản xuất nông nghiệp, những người quá độ tuổi lao động, không có kĩ năng hay những người không thể hoặc không chịu làm việc liên quan gián tiếp đến KCN, họ có thể rơi vào tình trạng không có việc làm, xu hướng kéo ra thành phố để tìm kiếm việc làm với mức lương cao hơn đã dẫn đến hiện tượng di dân cơ học từ nông thôn ra thành thị làm cho tỷ lệ đô thị hóa tăng lên.

Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa là 30%, trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng dân cư đô thị là 3,4%. Tuy nhiên, tình trạng không có việc làm này phần lớn chỉ là tạm thời, qua điều tra một số nông dân không thừa nhận việc chạy xe ôm, bán đồ giải khát…là việc làm, họ chỉ coi nghề làm ruộng mà họ đã quen thuộc là việc làm. Mặt khác, một số nông dân mất đất nông nghiệp lại không thể vào làm trong các KCN do nằm ngoài độ tuổi lao động, trên thực tế

họ vẫn có thể làm việc trên các cánh đồng nhưng ở độ tuổi trên 55-60 tuổi ở các nghề nghiệp khác họ có thể được nghỉ hưu theo quy định.

Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn rất hạn chế, việc đào tạo nghề cho lao động mất đất còn chưa được chú trọng, do đó khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động dẫn tới công việc mới của người bị thu hồi đất thường không có tính ổn định cao. Nguyên nhân của thực trạng này một phần bắt nguồn từ chính người dân. Khi chuyển giao đất nông nghiệp sang đất cho KCN, theo cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay của Việt Nam, sẽ có một phần kinh phí hỗ trợ cho người dân trong việc đào tạo nghề chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người dân ở các địa phương không sử dụng khoản kinh phí này theo đúng mục địch, chính vì vậy, đây là một mâu thuẫn và là vấn đề xã hội phát sinh khá gay gắt hiện nay, dẫn đến những điểm "nóng" về mặt xã hội cần phải giải quyết.

Tiểu kết chương 1:

Ở nước ta KCN đầu tiên được xây dựng vào năm 1991, cho đến nay đã có 289 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã khẳng định được vai trò đối với sự phát kinh tế - xã hội của đất nước.

KCN được thành lập và phát triển, hệ quả là giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, tạo thu nhập cho người dân. Hiệu quả về sử dụng lao động của các KCN là rất rõ, tuy nhiên, vấn đề chất lượng lao động tại các KCN này lại chưa có những nghiên cứu và đánh giá đầy đủ. Nghiên cứu này xây dựng một bộ tiêu chí nhằm đánh giá chất lượng lao động tại các KCN theo hướng hiệu quả và bền vững.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2003 -2013

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)