Mục tiêu và quan điểm của tỉnh Hà Nam về phát triển KCN

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 79)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.1.1.Mục tiêu và quan điểm của tỉnh Hà Nam về phát triển KCN

Phát triển kinh tế xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm dần khoảng cách giàu, nghèo giữa thành thị với nông thôn, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI nêu rõ: coi trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, để thực hiện đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích đầu tư, phát huy thế mạnh, tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Dựa trên thế mạnh của tỉnh Hà Nam về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, con người, tài nguyên thiên nhiên… nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Hà Nam xác định rõ, phát triển các khu công nghiệp phải đảm bảo hình thành hệ thống các khu công nghiệp nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp của tỉnh. Hình thành hệ thống các KCN vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội nông thôn.

Phát triển các KCN phải có tầm nhìn dài hạn lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất, phù hợp với định hướng phát triển và phân bố lực lượng sản xuất hợp lý của tỉnh và của cả nước. Phát triển các KCN không chỉ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội mà còn còn phải chú trọng tới yếu tố môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, đây vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu trong quá trình phát triển. Bố trí hợp lý các KCN trên cơ sở đánh giá lợi thế, tiềm năng của từng vùng lãnh thổ nhằm khai thác lợi thế so sánh của mỗi vùng.

Phát triển các KCN với nhiều hình thức hoạt động và đa dạng hóa các hình thức đầu tư tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp; gắn kết các cơ quan chức năng của tỉnh với các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trong việc liên hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước để thu hút đầu tư. Phát triển các khu công nghiệp phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công nghiệp và hoạt động doanh nghiệp. Thông qua việc rà soát doanh nghiệp giúp doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Phát triển các khu công nghiệp phải gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng - an ninh. Đây là một nội dung quan trọng trong phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh, Hà Nam là cửa ngõ phía Nam của thủ đô, lại đặt trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động. Phát triển kinh tế phải đảm bảo giữ vững quốc phòng an ninh. Đây là nhân tố quan trọng, là điều kiện cần để phát triển và phát huy vai trò của KCN.

Hà Nam xác định, trong công nghiệp đột phá chính là thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp với các nghành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp điện tử, công nghiệp thực phẩm. Thu hút đầu tư trong KCN ưu tiên các dự án lớn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, gia tăng xuất khẩu. Việc sắp xếp các nhà đầu tư cũng được coi trọng: mỗi KCN được bố trí một vài tập đoàn đầu tư có quy mô đầu tư lớn, công nghệ kỹ thuật cao nhằm lôi kéo chuỗi các nhà đầu tư phụ trợ, từng bước tạo nên KCN chuyên ngành, xây dựng hình thành thương hiệu cho KCN.

Phát triển các KCN phải đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế, xã hội, dịch vụ và môi trường, đảm bảo kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh hà nam (Trang 79)