Công ty thƣờng áp dụng 2 phƣơng thức thu mua nguyên liệu chủ yếu là: Phƣơng thức thu mua trực tiếp từ ngƣ dân khai thác, nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh, phƣơng thức thu mua gián tiếp thông qua các chủ nậu vựa.
Chúng ta có thể thấy rõ hơn về phƣơng thức thu mua nguyên liệu của Công ty qua sơ đồ 2.5 bên dƣới:
Sơ đồ 2.5. Phƣơng thức thu mua nguyên liệu của Công ty
Hình thức thu mua trực tiếp từ ngư dân khai thác, nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh:
Đây là hình thức thu mua chủ yếu của Công ty, nguyên liệu đƣợc thu mua từ hình thức này chiếm khoảng 85-90%, trong những năm qua Công ty đã nổ lực cố gắng rất nhiều trong việc thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài, bền vững với các ngƣ dân khai thác, nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cả về số lƣợng và chất lƣợng để quá trình sản xuất đƣợc liên tục và có hiệu quả.
Hơn 30 năm xây dựng và phát triển Công ty đã xây dựng đƣợc cho mình một hình ảnh và uy tín rất lớn trong lòng khách hàng tiêu dùng và kể cả với các ngƣ dân cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào. Theo hình thức này có thể Công ty tổ chức một
NL do ngƣ dân khai thác NL do nuôi trồng NL ngoài tỉnh Các chủ nậu vựa Công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa
65
đội ngũ các bộ đến tận các bến cảng hoặc các chủ trại nuôi trồng để thu mua nguyên liệu đặc biệt đối với các ngƣ dân ngoài tỉnh, các ngƣ dân trong tỉnh sau khi khai thác về hoặc khi thu hoạch vụ mùa của mình mang tới Công ty để bán hoặc Công ty cũng tới tận nơi để mua, lúc này Công ty sẽ có những cán bộ ra kiểm tra và tiếp nhận nguyên liệu sau đó thanh toán cho ngƣ dân.
- Ƣu điểm:
+ Chất lƣợng nguyên liệu sẽ đảm bảo vì lúc này cán bộ thu mua của Công ty tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu học có thể lựa chọn và kiểm tra kĩ càng chất lƣợng nguyên liệu trƣớc khi quyết định mua.
+ Giá cả nguyên liệu thu mua sẽ thấp hơn so với phƣơng thức thu mua thông qua các chủ nậu vựa.
- Nhƣợc điểm:
+ Tốn chi phí đào tạo đội ngũ cán bộ với kinh nghiệm, trình độ, chuyên môn để đi thực hiện công tác thu mua nguyên liệu với đầy đủ chất lƣợng và số lƣợng cho Công ty.
+ Khó có thể tìm kiếm đƣợc nguồn cung cấp.
+ Số lƣợng thu mua có thể không ổn định và không nhiều bằng thu mua thông qua nậu vựa.
Hình thức thu mua thông qua các chủ nậu vựa:
Sau khi ra khơi trở về ngƣ dân thƣờng bán lại nguyên liệu cho các chủ nậu vựa rồi sau đó các chủ nậu, vựa đem nguyên liệu bán lại cho Công ty, nguyên liệu của Công ty thu mua theo hình thức này chiếm khoảng 10-15%.
Vì sao Công ty không thu mua hết nguyên liệu 100% từ ngƣ dân mà phải thông qua các chủ nậu, vựa bởi các chủ nậu vựa có thể làm một số việc cho ngƣ dân mà Công ty nói riêng và các Công ty thủy sản khác nói chung không thể làm đƣợc. Do đặc tính của nguyên liệu thủy sản là mau hƣ hỏng và khi ra khơi khai thác cần rất nhiều các khoản chi phí khác để đầu tƣ máy móc thiết bị thăm dò, bảo quản nguyên liệu khi khai thác, xăng dầu để khai thác một cách có hiệu quả. Vì vậy, ngƣ dân thƣờng đƣợc các chủ nậu, vựa dầu tƣ cho các khoản chi phí đó và có thể cho vay nợ để sau khi khai thác về bán nguyên liệu lại cho họ để họ phân phối và bán lại cho các doanh nghiệp thủy sản.
66
Không thể xóa bỏ đƣợc hình thức thu mua này đƣợc bởi hiện nay nguồn lợi gần bờ đang cạn kiệt dần, cần phải đầu tƣ khai thác xa bờ nhƣng việc khai thác xa bờ của ngƣ dân còn quá yếu về cả tàu thuyền và các chi phí liên quan khác, chỉ chủ nậu, vựa và ngƣ dân có một kí ƣớc riêng hỗ trợ lẫn nhau trong việc khai thác và thu mua. Ngƣ dân khai thác thất thu, không đƣợc gì các chủ nậu, vựa có thể để nợ cho ngƣ dân nhƣng các công ty, doanh nghiệp thì không thể làm đƣợc những điều này đƣợc.
- Ƣu điểm:
+ Số lƣợng nguyên liệu thu mua lớn với nhiều chủng loại khác nhau đã đƣợc phân loại sẵn.
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho Công ty dù là chính mùa hay trái mùa.
- Nhƣợc điểm:
+ Giá cả thu mua nguyên liệu sẽ cao hơn so với hình thức thu mua trực tiếp. Qua đây chúng ta có thể thấy hình thức thu mua nguyên liệu trực tiếp của Công ty là hợp lí và cũng phần nào giúp đỡ những ngƣ dân thoát khỏi tình trạng bị các chủ nậu, vựa ép giá, giảm thiểu tình trạng “ Cốc mò cò xơi”. Điều kiện của ngƣ dân còn rất hạn hẹp và yếu kém, cùng với các chi phí đi biển tăng cao thì còn một nỗi lo luôn và đang canh cánh đối với ngƣ dân là bị các chủ nậu, vựa ép giá. Có thể nói ngƣ dân chỉ biết “ Ngậm bồ hòn làm ngọt” không bán cho đậu, nậu thì không đƣợc vì nguyên liệu thủy sản với đặc trƣng là không thể để lâu đƣợc mà hiện nay số doanh nghiệp có hình thức thu mua nguyên liệu trực tiếp còn rất ít.[9]