Dản theo Tim Ingol d, Nliãn liọc là triết lý vé con người, trong cuốn “Một số vấn dể lý thuyết và phương

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển nghiên cứu khu vực ở Mỹ và châu Âu.PDF (Trang 50)

: Cách dùng của Edward Said ưong “Đông phương học”.

2 Dản theo Tim Ingol d, Nliãn liọc là triết lý vé con người, trong cuốn “Một số vấn dể lý thuyết và phương

pháp nghiên cứu nhân học”, NXB Đai hoc Quốc gia TP. Hổ Chí Minh. 2006.

cơ sở những tư liệu điều tra văn hóa sinh hoạt của cư dân bản địa trên hòn đảo này. Tác phẩm ra đời năm 1922 và lập tức trở thành tác phẩm kinh điển nhờ các nghiên cứu và mô tả một cách hệ thống và chi tiết. Sự ra đời của cuốn sách đã đưa ôn° lên hàng những nhà nhân học nổi tiếng nhất thê giới. Cuốn sách bao gồm 22 chương với 527 trang ghi chép lại cực kỳ tỉ mỉ mọi khía cạnh trong đời sống xã hội của cư dân bản địa trên quần đảo này. Từ chương 1 đến chương 3, ông cung cấp một bức tranh toàn cảnh về cấu trúc xã hội, phân tích đời sống của cư dân bản địa trên cơ sở điều tra phổ rộng tại huyện Kula. Từ chương 4 đến chương 16 là một “bài tường thuật liên tục” về chuyến viễn dương trên biển Thái Bình Dương từ những chuẩn bị đầu tiên như đóng tàu rồi toàn bộ chuyến đi từ Sinaketa đến Dobu và trở về. Chương 17 và 18 đề cập đến những vấn đề ma thuật hay phép thuật. Chương 19 đến 21 ghi chép lại chuyến thám hiểm giữa Kirivvina và Kitava và cuối cùng, chương 22 là ý nghĩa của Kula theo những gì mà tác giả đã quan sát được.

Có hai đóng góp lớn nhất của Malinowski cho ngành nhân học văn hóa cũng như ngành khu vực học. Thứ nhất là việc xây dựng học thuyết cấu trúc - chức năng luận trong nghiên cứu các khu vực vãn hóa mà chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phán sau. Thứ hai là việc lần đầu tiên áp dụng phương pháp quan sát tham gia và hoàn thiện về phương pháp luận cho nghiên cứu thực địa. Hai đóng góp quan trọng này đã mở ra một giai đoạn phát triển mới về phương pháp luận cho những nghiên cứu nhân học và khu vực học ở nhiểu nơi trên thế giới.

3.2.3. Franz Boas với những bài viết và báo cáo điêu tra vê người ỉnuits

(Eskimos) và người da đỏ Bắc M ỹ

Cùng với Bronislaw Malinovvski, Franz Boas thường được xem như những nhà nhân học hiện đại đầu tiên trong trào lun nghiên cứu các khu vực văn hóa bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX. Boas là người gốc Đức nhưng ông đã chuyển đến sinh sống tại Mỹ vào những nãm 1880 để tiện cho việc thực hiện ý tưởng nghiên cứu những người da đỏ ở Bắc Mỹ. Để thực hiện ý tưởng của mình, ông đã nghiên cứu thực địa một cách chi tiết cuộc sống của những người Inuits (người Eskimos) và một số bộ tộc da đỏ khác. Những công trình nghiên cứu rất phong phú của ông trải suốt mấy thập niên và điểu này khiến ông thường được xem là người sáng lập ra ngành nhân học văn hóa Mỹ. Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, ông quan tâm đến bốn lĩnh vực chính là dân tộc học, ngôn ngữ học, khảo cổ học và nhân học hình thể, cả bốn lĩnh vực này, theo Tim Ingold \ đểu là cơ sở của nền nhân học Mỹ. Rất nhiều hoc giả nổi tiếng khác như Alíred Kroeber, Ruth Benedic và Magaret Mead thuộc trào lưu nghiên cứu các khu vực văn hóa này đều là học trò của Boas.

1 T im I n o o ld N h â n h ọ c là tr iế t lỷ vé co n n gư ờ i, N h â n h ọ c - m ộ t s ố vấn đ ể lý th u y é t và p h ư ơ n g p h áp n g h iên

cứ u , N h à x u ấ t bàn Đ ạ i h ọ c Q u ố c g ia TP. H ổ C h í M in h , 2 0 0 5 .

Các báo cáo điều tra của Boas chủ yếu công bố các kết quả nghiên cứu ông sau nhiều năm chung sống với các quần cư thổ dân Bắc Mỹ. Ông thu thập rất nhiểu tư liệu khác nhau về các nhóm xã hội thổ dân, đặc biệt là những tư liệu liên quan đến lịch sử của mỗi nhóm. Một lĩnh vực mà Boas đặc biệt quan tâm là ngôn n°ữ của người Eskimo trong mối liên hệ với tư duy của họ.

Đóng góp quan trọng nhất của Boas là học thuyết về tính tương đối văn hóa (chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau) với ý tưởng cho rằng những sự kiện ở mọi nền văn hóa, mọi xã hội đều có lý do tồn tại của riêng nó và phải được giải thích trong bối cảnh của chính nó. Tư tưởng của ông là nhấn mạnh tính đa dạng văn hóa và kêu gọi tất cả các học giả nghiên cứu các khu vực văn hóa cần phải tôn trọng điều này.

3.2.4. Radcliffe-Brown với tác phẩm “Những người dân đảo Andam an”

Radcliffe-Brown, cùng với Malinovvski, là một đại diện người Anh tiêu biểu của trào lưu nghiên cứu các khu vực văn hóa thông qua những nghiên cứu tộc người tại Ấn Độ và châu Đại Dương . Từ năm 1906 đến 1908, RadcIiffe-Brown đã tiến hành chuyến nghiên cứu thực địa đầu tiên trong sự nghiệp nghiên cứu cúa mình tại đảo Adaman, thuộc vịnh Bengal (Ấn Độ). Những năm tiếp theo, ông tiếp tục đi thực địa tại Nam Thái Bình Dương để nghiên cứu đời sống của thổ dân các bộ lạc thổ dân ú c. Với hai chuyến nghiên cứu dài ngày nói trên, Radcliffe-Brown đã cho ra hai tác phẩm nổi tiếng là “Nhũng người dân đảo Adaman” xuất bản nãm

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển nghiên cứu khu vực ở Mỹ và châu Âu.PDF (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)