Về phương diện học thuật

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển nghiên cứu khu vực ở Mỹ và châu Âu.PDF (Trang 72)

: Dẫn theo Kataoka Sachihiko, Lý thuyết khu vực học và nglitên cứu Nhật Bàn nhìn từ góc độ kliu vực học,

a) Về phương diện học thuật

Khi nhu cầu tìm hiểu về các quốc gia non trẻ 1 sau sự sụp đổ của các đế quốc công nghiệp trở nên cấp thiết, ngành khu vực học ở Mỹ đã trở thành một ngành đi tiên phong trong việc sử dụng những thành tựu và những nguồn lực mà các ngành khoa học khác cung cấp như những công cụ hữu hiệu nhất để tập trung sự chú ý vào một khu vực địa lý nhất định. Đối với mỗi khu vực, ngành này tập trung vào những miêu tả toàn diện trong đó có sự liên kêt của tất cả các chuyên ngành có liên quan (liên ngành - Interdisciplinary) với mục tiêu là có thể xây dựng những kho tri thức tổng hợp về những phần của thế giới mà cho đến thời điểm đó vẫn được coi là những vùng đất rất ít được khoa học xã hội Mỹ biêt đên. Đây là một nhu cầu quan trọng trong việc mở rộng tri thức của một cường quốc là Mỹ vê các nước khác nhau hòng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình, và nghiên cứu khu vực đã phát triển mạnh đê đáp ứng nhu cầu quan trọng này.

Nhu cầu trên đặt các học giả Mỹ trước hai thách thức không dễ vượt qua.

Thách thức đầu tiên là làm thế nào để tìm hiểu về những dân tộc xa lạ ở những

vùng đất xa la? Và thách thức tliứ hoi, cũng xét trên phương diẹn học thuạt, la Vìẹc

1 M ộ t s ố n ư ớ c tro n g h ệ th ố n g th u ộ c đ ịa k h ổ n g lồ c ù a c á c nư ớc tư bản c h â u  u ờ ch â u Á (c h ù y ế u la ơ khu vực Đ ô n g Á ) v à c h â u P h i đ ă tự g iả i p h ó n g m ìn h k h ò i á c h th u ộ c đ ịa v à trờ thàn h c á c q u ò c g ia d ó c láp non tre. Đ â y là k ế t q u ả c ủ a c á c p h o n g trào g iả i p h ó n g d ân tộ c m à c á c c h ín h trị g .a vẩn g ọ i là p h o n g tr à o ị hay lan sóng) p h i tliự c dàn h ó a ở c h â u A v à c h â u Phi.

làm thế nào vận dụng những khái niệm, những phương pháp, những nền tảnơ lý thuyết vốn được xây dựng riêng cho mỗi khoa học chuyên ngành để thực hiện những nghiên cứu tổng thể về một khu vực nào đó. Hơn thế nữa, quy luật phát triển của khoa học đã khuyến khích sự chuyên sâu hóa để nghiên cứu ngày càng sâu vể những vấn đề ngày càng hẹp. Điều này cho phép các chuyên gia đã hoạt động rất hiệu quả trong một môi trường mà tính hiện đại của các cuộc cách mạng côn° nghiệp đã biến chuyên sâu trở thành chìa khóa của sự thành công. Hai thách thức lớn về mặt học thuật, ngược lại, lại trở thành sự hỗ trợ quan trọng cho những tham vọng cá nhân. Đó là việc trở thành chuyên gia về một vùng đất chưa từng được ai biết đến. Đây dường như là một cơ hội không thể bỏ lỡ vì nó mở ra một triển vọng tốt đẹp cho sự nghiệp và tương lai của mỗi người. Như vậy, có thể khẳng định lại, học thuật là một trong những động cơ quan trọng đầu tiên dẫn đến sự phát triển bùng nổ của khu vục học Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ II.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển nghiên cứu khu vực ở Mỹ và châu Âu.PDF (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)