THÒI KỲ SO KHAI VÓI ĐÔNG PHƯƠNG HỌC CỦA NGƯỜI CHÂU ÂU

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển nghiên cứu khu vực ở Mỹ và châu Âu.PDF (Trang 28)

- VViliam Nelson Fenton được rất nhiều học giả xem là người sáng lâp ra bỏ mỏn nghiên cứu khu vự cở Mỹ, người đầu tiên dạy và phổ biến những tri thức về nghiên cứu khu vực trong các trường đai học Mỹ vớ

THÒI KỲ SO KHAI VÓI ĐÔNG PHƯƠNG HỌC CỦA NGƯỜI CHÂU ÂU

CỦA NGƯỜI CHÂU ÂU

2.0. Dản nhập

Khái niệm “Phương Đông” (The East) hay “Đông phương” (Orient) vòn xuất phát từ đâu và do đâu mà tổn tại? Phương Đông là khái niệm vốn xuất phát từ phương Tây, đầu tiên là từ châu Âu, là cách nhìn của người phương Tây để chỉ một không gian địa lý rộng lớn bao gồm toàn bộ châu Á trải rộng sang tận Đông Bắc châu Phi. Khái niệm phương Đỏng 1 với phạm vi địa lý của nó đã tổn tại trong sự đối ỉập với cái gọi là “phương Tây” mà trước đây được hiểu là châu Âu và trong thời hiện đại thì bao gồm cả Bắc Mỹ. Trên thực tế, nhu cầu tìm hiểu các xã hội phương Đông của người châu Âu, bắt đầu từ thời kỳ Trung đại, thời kỳ mà các học giả vẫn gọi là “thời kỳ thám hiểm” với các phát kiến địa lý của người châu Âu về phương Đông. Thông qua hai con đường tơ lụa: đường trên bộ hình thành vào khoảng năm 139 trước Công nguyên và đường trên biển hình thành vào khoảng thế kỷ I đến thế kỷ VI sau Công nguyên, hành lang thông thương về giao lưu kinh tế và

văn hoá Đông - Tây được xác lập. Người châu Âu lúc bấy giờ nhìn phương Đông

như cái nôi của những nền văn minh rực rỡ nhất của loài người đã và đang toả sáng như Trung Hoa, Ân Độ, Ai Cập... Theo sự nhận thức đó, nhu cầu khám phá vé những “cái nôi” văn minh của nhân loại làm cho những cuộc hành trình về phương Đống của các nhà thám hiểm châu Âu ngày một nhiều hơn theo thời gian. Marco Polo, nhà thám hiểm người Italia, sang Trung Quốc bằng đường bộ năm 1275 rồi trở về bằng đường biển qua Đông Nam Á năm 1292. Một sô giáo sĩ phương Tây như John Monte Corvino, Franciscan Odoric sang Ân Độ, Đông Nam Á rồi Trung Quốc qua đường vịnh Ba Tư cuối thể kỷ XIII đầu XIV. Trong những phát kiến địa lý thời Trung đại, việc nhà hàng hải và thám hiểm Bổ Đào Nha Vasco De Gama tìm ra con đường hàng hải từ Đại Tây Dương vòng qua mũi Hảo Vọng (Cực nam

1 Nhiểu học già cho rằng thực chất, "phương Đ ông” là một khái niệm dĩa - chính trị. Đi liền với khái niêm này là một câu hòi thường trực “phương Đông đối với địa vực nào? ơ đâu?" Cảu trà lời tất nhiẽn phai là này là một câu hòi thường trực “phương Đông đối với địa vực nào? ơ đâu?" Cảu trà lời tất nhiẽn phai là “phương Tây” , tuy nhiên, không ai tướng tượng ra sự tồn tai của mót ngành khoa hoc tương ứng VỚI dói tượng là “phương Tây” cùa nó. Đó là luận điểm mà các học giả theo xu hướng muòn xóa bỏ khái mém "Đông phương học” thường đưa ra đê bảo vệ cho quan điểm cùa mình. Dản [heo Grand Event, Bức khám văn lióa cháu Á - tiếp cận nhàn học. Nhà xuất bản Văn hóa dàn tộc, Hà Nội, 2001.

châu Phi) sang An Độ Dương dài 27.000 dặm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ Đông - Tây. Cũng từ đây (vào những năm 1497-1499), con đường hàng hải nối liền ba đại dương đã mở ra thời kỳ hình thành và phát triển thịnh vượng của nền thương mại thế giới.

Thời kỳ này, một nền Đông phương học của người châu Âu chưa thực sự ra đời nhưng những tri thức của người châu Âu về phương Đông đã dần dần được tích luỹ

2.1. Sự hìn h th àn h ngàn h Đ ỏng phương học với xu hướng tích hợp liênngành trong ngh iên cứu - khu vực học sơ khai ngành trong ngh iên cứu - khu vực học sơ khai

2.1.1. Bối cảnh lịch sử và bước khởi đầu của Đông phương học

Sau cuộc thám hiểm của Vasco De Gama, quan niệm của người châu Âu vể phương Đông nói chung và châu Á nói riêng đã dần dần được mở rộng, một mặt do sự mở rộng cương vực phương Đông, và mặt khác cũng do sự mở rộng các hoạt động chính trị, kinh tế, thương mại của người châu Âu vào phương Đông từ thế kỷ XIV - XV trở đi. Từ đó, mối giao lưu vãn hoá và thương mại Đông - Tây phát triển rất nhanh và mạnh. Tuy nhiên, cũng từ thời kỳ này, trung tâm văn minh nhân loại bắt đầu dịch chuyển sang châu Âu do những ưu thế kinh tế, kỹ thuật bắt đầu nghiêng về châu Âu phương Tây. Từ đầu thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bán đã ra dừi ớ những nước Tây Âu phát triển sớm, tiếp đó là thắng lợi của cách mạng Hà Lan đáu thế kỷ XVI, cách mạng Anh thế ký XVII, cách mạng Pháp thế ký XVIII mở ra một thời kỳ phát triển lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản. Bước sang thế ký XVIII - XIX, công cuộc công nghiệp hoá đã bắt đầu ở các nước tiên tiến thuộc khu vực Tây Âu, nển văn minh công nghiệp ra đời.

Cũng vào thời gian này, châu Á nói riêng và phương Đông nói chung đã không còn giữ được nhịp độ phát triển như thời c ổ đại và sơ kỳ Trung đại, ưu thế kinh tế, kỹ thuật đã nghiêng hẳn về phương Tây, đặc biệt là Tây Âu. Phương Đỏng thời kỳ này vẫn đang trong tình trạng tiền tư bản chủ nghĩa và tiền công nghiệp. Tinh hình này làm cho phương Đông trở nên chậm tiến so với phương Tây và hậu quả trực tiếp của nó là phương Đông trở thành đối tượng xâm lược và thông trị của chủ nghĩa tư bản Tây Âu. Điều này là một thực tế lịch sử do sự tăng trưởng quyển lực của châu Âu sau sự xuất hiện của Chủ nghĩa tư bản và sự bành trướng nhanh chóng của nó trên phạm vi toàn cầu thông qua thương mại và Chủ nghĩa thực dán (không chỉ ở phương Đông hay châu Á mà cả ờ châu Phi. Mỹ La tinh...). Theo

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển nghiên cứu khu vực ở Mỹ và châu Âu.PDF (Trang 28)