TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển nghiên cứu khu vực ở Mỹ và châu Âu.PDF (Trang 68)

: Dẫn theo Kataoka Sachihiko, Lý thuyết khu vực học và nglitên cứu Nhật Bàn nhìn từ góc độ kliu vực học,

TIỂU KẾT CHƯƠNG

Có thể nói, với những gì đã trình bày ở chương này, chúng tôi đã khái quát được những điểm then chốt của một trào lưu nghiên cứu khu vực. Đó là đi từ bối cảnh lịch sử và học thuật, từ nhu cầu hiểu biết và khám phá tính đa đạng của các khu vực văn hóa đến sự ra đời của trào lưu nghiên cứu. Điểm mặt những tác tác giả và tác phẩm tiêu biểu để qua đó có một sự nhìn nhận khái quát về trào lưu nghiên cứu này trên các mặt khác nhau như: những quan điểm lý thuyết, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu... là mục tiêu quan trọng nhất mà chúng tôi muôn đạt tới trong chương này.

Tất cả những điều nhận thức được trong chương này đã giúp chúng tôi có thể đi đến khẳng định rằng đây là một trào lưu nghiên cứu có giá trị cao trong lịch sử hình thành và phát triển của ngành nghiên cứu khu vực cho dù đối tượng nghiên cứu chủ yếu của trào lưu này là các dân tộc và các nền văn hóa, điều mà có thc khiến các học giả đã, đang và sẽ xếp trào lưu này vào phạm trù nhân học. Tuy vậy, theo những gì đã được học và được đọc, chúng tôi mạnh dạn xếp trào lưu này vào thành một giai đoạn phát triển của ngành học mà đề tài này quan tâm do những đặc thù về đối tượng và phương pháp nghiên cứu của nó. Và, có thê bởi một lẽ khác, theo chúng tôi, bất kỳ nghiên cứu nào về dân tộc, về văn hóa, về xã hội, về kinh tế, về chính trị... ở một khu vực nào đó đều có thể và nên được xêp vào phạm trù nghiên cứu khu vực nếu nó tuân thủ một sô tiêu chí nào đó của ngành học này.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển nghiên cứu khu vực ở Mỹ và châu Âu.PDF (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)