Quan điểm của chủ trì đề tà

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển nghiên cứu khu vực ở Mỹ và châu Âu.PDF (Trang 26)

- VViliam Nelson Fenton được rất nhiều học giả xem là người sáng lâp ra bỏ mỏn nghiên cứu khu vự cở Mỹ, người đầu tiên dạy và phổ biến những tri thức về nghiên cứu khu vực trong các trường đai học Mỹ vớ

1.2.4. Quan điểm của chủ trì đề tà

Dễ nhận thấy rằng, cả ba quan điểm trên đây đều cố gắng chứng minh tính hợp lý cho sự tổn tại của nó. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tỏi, cũng là quan điểm chủ đạo của công trình nghiên cứu này, là thống nhất với quan điểm đầu tiên - cho rằng nghiên cứu khu vực ra đời cùng với Đông phương học của người châu Âu. Bởi lẽ Phương Đông - như một đối tượng nghiên cứu của Đông phương học - trước hết là một khu vực. Sự nhìn nhận này, như đã nói, cần phải vượt lên trên những thiên kiến chính trị cũng như tính mục đích của Chủ nghĩa thực dân châu Âu ở khu vực này, cũng cần phải vượt lên trên những hạn chê lịch sử về mặt phương pháp luận của người châu Âu khi nghiên cứu phương Đông. Những hạn chê đó nên được coi là mang tính lịch sử, như là đặc trưng của một giai đoạn phát triển của một ngành khoa học chứ không nên vì nó mà tước bỏ tư cách tồn tại của bản thán ngành khoa học đó. Hơn nữa, nếu quan niệm về thời điểm ra đời của nghiên cứu khu vực theo hướng thứ hai hoặc thứ ba thì bản chất của ngành khoa học này ở các giai đoạn phát triển trước đó là gì? Tất nhiên, người ta có thể dễ dàng đặt các nghiên cứu khu vực vãn hóa của Anh và Mỹ đầu thế kỷ XX theo hướng nhân học vào phạm trù dân tộc học, nhàn học (hay nhân chủng học - Anthropology) nhưng Đông phương học của người châu Âu cần phải được xếp vào phạm trù nào?

Vì lý do đó, theo chúng tôi, hợp lý hơn cả sẽ là xem Đông phương học của

n°ười châu Âu là g i a i đoạn ra đời và phát triển đầu tiên của nghiên cứu khu vực

(thời kỳ 1 hay thời kỳ sơ khai) và hai giai đoạn kế tiếp nó sẽ là trào lưu nghiên cứu nhân học văn hóa (nghiên cứu các khu vực văn hóa - cultural area) của người phương Tây tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt là tại Tây và Nam Thái Bình Dương, Bắc và Nam Mỹ (thời kỳ 2) rồi đến sự phát triển bùng nổ cùa nghiên cứu khu vực ở Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ II (thời kỳ 3). Và như vây.

nghiên cứu khu vực cũng trải qua những giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau với những đặc trưng riêng của mỗi giai đoạn cũng như với những biến đổi cãn bản vể quan điểm tiêp cận, phương pháp nghiên cứu... khi phát triển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Và có lẽ, cũng không có gì là bất bình thường nếu mỗi giai đoạn phát triển của nó lại có những đại diện khác nhau như những quốc gia hay những khu vực đi tiên phong. Theo quan điểm như vậy, và liên quan đến nó là việc xây dựng khung kết cấu của công trình này, chúng tôi muốn tìm hiểu và nghiên cứu sự phát triển của nghiên cứu khu vực ở Mỹ và châu Âu theo các giai đoạn đó. Ba giai đoạn sẽ trở thành tiêu đề và nội dung chính của ba chương tiếp theo trong công trình này và mỗi giai đoạn, chúng tôi sẽ khảo sát một hoặc hai quốc gia tiêu biểu: Anh và Pháp ở giai đoạn thứ nhất; Anh và Mỹ ở giai đoạn thứ hai; và Mỹ ở giai đoạn thứ ba.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển nghiên cứu khu vực ở Mỹ và châu Âu.PDF (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)