: Về văn bản tiếng Avesla đã xui khiến Anquetil lẻn đường, Raymon Schwab trong “Sự phuc hưng cua phương Đ ông” đã viết “Các học giả nhìn thấy mảnh tư liệu đó ờ Oxíord rổi lai trớ về với còng tác nghién
1 Raymond Schvvab trong “Sựpliục hung cùa pliương Đông
thành tác giả của hàng loạt công trình về ngữ pháp, ngữ âm tiếng Arập, các tác
phẩm khác liên quan đến ngôn ngữ như nghiên cứu văn bia, tiền đúc, sự hình thành
tên họ của người Arập. Với sự nghiệp của Sacy, ngôn ngữ đã thể hiện rõ vai trò vể
tính hiệu quả, sự hữu ích và quyền lực của nó trong Đông phương học nói riêng và khu vực học nói chung.
2.4.2. Bước đầu thẻ hiện quan điểm tiếp cận toàn diện trong nghiên cứu
Nếu coi tiếp cận toàn diện là một trong những quan điểm then chốt của nghiên cứu khu vực thì có thể nói quan điểm này đã bắt đầu được thể hiện ngay từ khi ngành học này ra đời - thời kỳ Đông phương học của người châu Âu. Tuy có thể ngay tại thời điểm đó, các học giả châu Âu chưa hề có ý thức tạo nên một quan điểm tiếp cận như một định hướng phương pháp luận. Theo những mô tả về các công trình Đông phương học, và theo cảm nhận của chúng tôi thì những ý tưởng
biểu hiện quan điểm này được thể hiện qua Bản liệt kê các đối tượng nghiên cứu
* ■ ' , 9 9 s
của William Jones khi ông đến An Độ hay qua ý tưởng nghiên cứu tống thế vé Ai Cập của Napoleon - chẳng hạn - có vẻ như là một ý tưởng tự phát. Và khi ý tưởng này hình thành, các chủ nhân của nó dường như chưa có ý đưa ra một cách tiếp cận nghiên cứu trên tư cách của một học giả. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, khi nghiên cứu khu vực đã trải qua một chặng đường phát triển, dần dần khẳng định được những cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu... như bất cứ một ngành khoa học nào khác thì việc xác định lại những điểm mốc đầy ý nghĩa đó trở nên dễ dàng và minh bạch hơn. Những ý tưởng nói trên của William Jones hay Napoleon là những ví dụ xác thực về sự sơ khai hình thành của quan điểm tiếp cận này. Thực vậy, sự chuẩn bị của Napoleon với hàng trăm nhà thông thái hiểu biết toàn diện ở tất cả mọi lĩnh vực được ông mang theo đoàn quân viễn chinh để rồi cho ra đời một Viện nghiên cứu Ai Cập với một đội ngũ các nhà chuyên môn về đú
mọi lĩnh vực hóa học, sử học, sinh vật học, khảo cổ học, giải phẫu học và cổ đại
học..., chắc chắn sẽ làm cho các học giả hậu thế, đặc biệt là các chuyên gia nghiên
cứu khu vực nghĩ lại mà phải giật mình. Chính điều này làm cho quan điểm tiếp cận toàn diện có vẻ như được ra đời từ trào lưu nghiên cứu các khu vực văn hóa của
các nhà nhân học (giai đoạn sau) thì thực ra đã được manh nha hình thành từ giai
đoạn trước rồi. Và nếu ở đâu đó trong những trang viết ở chương đầu tiên, chúng tôi có mạnh dạn tuyên bô rằng chúng tỏi coi Đông phương học của người châu Au là giai đoạn sơ khai của nghiên cứu khu vực vì nó đã tuân thủ một số tiêu chí của ngành học này thì đó chính là vì những lý do như đang nói ở đây. Và chính sự tuân thủ đó là một trong những nguyên nhân cơ bản giúp chúng tôi tự tin hơn trong việc bảo vệ quan điểm của đề tài này.
2.5. Phương p h áp nghiên cứu trong Đ ông phương học
2.5.1. Nghiên cứu văn bản
Đây là một phương pháp nghiên cứu đáng được ghi nhận đầu tiên trong nghiên cứu phương Đông. Những tác phẩm đầu tiên của nền học thuật Đông phương học chủ yếu là những tác phẩm nghiên cứu ngữ văn với đối tượng là các văn bản cổ. Có thể ra hàng loạt các công trình nghiên cứu ngữ văn dựa trên những thư tịch cổ như của Anquetil Duperon với các văn bản tiếng Avesta, Ernest Renan
với công trình "Nghiên cứu các ngôn ngữX êm it”. Một ví dụ đặc biệt mà chúng tôi
muốn dẫn ra đây là tư tưởng coi trọng việc nghiên cứu văn bản của Napoleon, một tư tưởng mang tính phương pháp luận đã chi phối toàn bộ nền Đông phương học châu Âu nói riêng và nền khu vực học nói chung trong suốt lịch sử phát triển của
nó. Theo Napoleon “Không nên coi nhẹ nhân tô văn bản. Hiểu biết qua văn bàn là
qua những điều mà người ta đọc được, những điểu mà người tơ biết được qua các
bài viết của các tác giả c ổ điển châu Âu... v ề điều này, Said đã đánh giá rằng
“Những kinh nghiệm của Napoleon về phương Đông lấy được từ các văn bản chứ kliông phải từ thực tế... Bản thản Napoleon chỉ hiểu như đã được nêu trong các văn bản c ổ điển và sau đó qua các chuyên gia Đông phương học mà cái nhìn dựa trên những văn bản c ổ điển có vẻ là một sự thay th ế có ích cho bất cư sự tiếp xúc
thực t ế nào với phương Đông đích thực” l. Kết quả của phương pháp nghiên cứu
này đã làm nên thành công của hàng loạt các công trình nghiên cứu Đông phương học. Thực vậy, nếu như những công trình ghi chép và mô tả từ thực tế đều ít nhiều bị sự tưởng tượng châu Âu làm cho hạn chế, thì những công trinh nghiên cứu dựa trên văn bản hầu như khắc phục được về cơ bản hạn chế đó và những thành công của nó cho đến nay vẫn còn giá trị. Đáng kể nhất là các công trình nghiên cứu ngữ văn như đã dẫn.
2.5.2. Nghiên cứu so sánh
Cùng với nghiên cứu văn bản, nghiên cứu so sánh là một trong những phương pháp nghiên cứu phổ biến trong Đông phương học và cho đến nay, nó đã trở thành một phương pháp đặc thù của nghiên cứu khu vực nói chung.
Một thành titu quan trọng mà Đông phương học châu Âu th ế kỷ 19 đã đê lại cho ngôn ngữ liọc nhân loại là sự ra đời của phương pháp ngliiên cứu so sánh
'rong ngôn ngữ liọc. William Jones, cũng như các nhà ngữ văn Đông phương học
íầu tiên khác, khi bắt đầu nghiên cứu ngôn ngữ có lẽ chỉ với muc đích so sánh ngữ
Theo E.W.Said, Đông phương học, trang 84.
pháp để phục vụ cho việc thụ đắc các ngôn ngữ phương Đông của người châu Âu. Nhưng qua so sánh một cách có hệ thống tiếng Sanskrit của phương Đông với các
ngôn ngữ phương Tây bằng phương pháp mà sau đó người ta gọi là so sánh lịch sử,
ông đã có những kết luận khoa học liên quan đến những vấn đề phục nguyên nguồn gốc của các ngôn ngữ châu Âu. Những việc làm của ông cho thấy Đông phương học ngay từ bước đầu đã mang tính triết học và phương pháp luận sâu sắc, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương pháp luận của ngôn ngữ học hiện đại nói riêng và khu
vực học hiện đại ngày nay nói chung - đó là phương pháp nghiên cứu so sánh mà
mục tiêu đầu tiên là khẳng định một nguồn gốc phương Đông xa xôi lại chính là cơ sở của các ngôn ngữ châu Âu vốn rất cao ngạo và kiêu hãnh thời đó. Ông viết:
"Dù cho mức độ cổ kính như th ế nào, chữ Phạn (Sanskrit) có một cơ cấu thần kỳ, nó hoàn chỉnh hơn tiếng Hy Lạp, pliong phú hơn Latinìi và tinh t ế hơn cả hai ngôn ngữ trên, nhưng lại rất gần gũi hai ngôn ngữ trên, k ể cả về gốc động từ và hình thức ván phạm. Sự gần gũi nhiều đến mức không một nhà ngữ văn nào khi xem xét ba ngôn ngữ trên lại không tin rằng chúng đều xuất phát từ một nguồn gốc chung nào đ ó "
Tiếp nôi William Jones là Emest Renan với công trình “Nghiên cứu các
ngôn ngữ Xêm it” hoàn thành năm 1847 và xuất bản lần đầu năm 1855. “Nghiên
cứu các ngôn ngữ X êm it” được đánh giá là một đóng góp đáng kể vào sự phát triển
'ì A / ỵ v 7 N
của ngữ hệ An-Au. Nếu như trước đó, người ta thấy tôn tại tư tưởng vê một ngôn ngữ đầu tiên do thần thánh ban cho thì sau những nghiên cứu ngôn ngữ của Jones và đặc biệt là của Renan, tư tưởng này đã lùi bước, nhường chỗ cho một tư tưởng
khoa học được đúc kết trên cơ sở so sánh, phục nguyên nguồn gốc ngôn ngữ một
cách khoa học. Và, ngay từ khi đó, người ta cũng đã thừa nhận cái gọi là “ngôn ngữ gốc” đó không thể tìm lại được mà chỉ có thể tái tạo lại nó qua “các quá trình ngữ vãn học”2, qua so sánh phục nguyên một cách khoa học mà thôi. Ngôn ngữ học trong Đông phương học châu Âu thực sự là một môn học so sánh dựa trên tiền đề lý thuyết cho rằng mỗi ngôn ngữ đều thuộc vào một nhóm nào đó.
2.5.3. Nghiên cứu thực địa
Đây là một phương pháp mà theo chúng tôi là đã được áp dụng nhưng chưa được thừa nhận trong Đông phương học. Chúng tôi nói như vậy bởi lẽ nhiều người giới học giả nghiên cứu khu vực đều thừa nhận phương pháp nghiên cứu này chí thực
sự ra đời từ chuyến nghiên cứu thực địa lâu dài và “bất đắc d ĩ' của B. Manilovvski tại