Theo các nhà nghiên cứu, thuật ngữ phƣơng pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "Me Todos", có nghĩa là con đƣờng, cách thức tự vận động bên trong nội dung, nó gắn với hoạt động của con ngƣời, giúp con ngƣời hoàn thành đƣợc những nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu đã đề ra [88, tr. 40].
Phƣơng pháp bao giờ cũng xuất phát từ một mục đích nhất định, nội dung giáo dục nhất định. Mục đích, nội dung giáo dục quyền con ngƣời quy
định phƣơng pháp, nhƣng bản thân phƣơng pháp có tác dụng trở lại mục đích, nội dung, làm cho nội dung ngày càng hoàn thiện, làm cho mục đích đạt đƣợc ngày càng cao.
Phƣơng pháp giáo dục quyền con ngƣời có mối quan hệ qua lại rất mật thiết với các nhân tố khác của quá trình giáo dục mà trƣớc hết là hình thức giáo dục. Phƣơng pháp giáo dục và hình thức giáo dục quyền con ngƣời theo chúng tôi là hai khái niệm độc lập, không đồng nhất, nhƣng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi hình thức giáo dục nhất định luôn luôn gắn với những phƣơng pháp giáo dục nhất định, đặc thù của hình thức đó. Ngƣợc lại, phƣơng pháp giáo dục tác động trở lại làm cho hình thức giáo dục phát triển ngày càng hƣớng đích, ngày càng hoàn thiện hơn. Vì thế, khi lựa chọn, sử dụng các hình thức giáo dục quyền con ngƣời nhất thiết chúng ta còn phải lựa chọn, áp dụng những phƣơng pháp cụ thể, thích hợp với từng chủ thể và đối tƣợng cụ thể dựa trên tính chất đặc thù của chủ thể và đối tƣợng đó. Đồng thời, chúng ta cũng phải thƣờng xuyên học hỏi, áp dụng những phƣơng pháp giáo dục mới, đạt hiệu quả cao hơn mà khoa học giáo dục chuyên ngành trên thế giới đã tìm ra và áp dụng.