Đưa chương trình giáo dục quyền con người vào hệ thống giáo dục nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 109 - 111)

QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở NƢỚC TA

3.2.2.2. Đưa chương trình giáo dục quyền con người vào hệ thống giáo dục nhà nước

giáo dục nhà nước

Theo số liệu điều tra, tỷ lệ trẻ em Việt Nam dƣới 15 tuổi là 33,5% dân số, khoảng trên 27 triệu em và nếu tính đến dƣới 16 tuổi là khoảng 30 triệu

em, trong đó số trẻ em học sinh ở các trƣờng phổ thông là: 19.797.004, trong đó tiểu học có 10.063.025 em; học sinh mới tuyển lớp 1 có 1.990.322 em; trung học cơ sở có 5.768.843 em; phổ thông trung học có 1.974.814 em. Nếu cộng thêm vào đây cả số sinh viên của các trƣờng sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học, hệ thống các trƣờng chính trị, thì số học sinh, sinh viên trong các trƣờng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý là rất lớn có thể lên đến trên 50% dân số cả nƣớc. Hơn nữa, môi trƣờng giáo dục là một trong các yếu tố quan trọng nhất, hiệu quả nhất trong việc truyền thụ kiến thức và xây dựng nhân cách con ngƣời. Vì vậy, việc đƣa giáo dục quyền con ngƣời trở thành môn học chính thức trong hệ thống giáo dục nhà nƣớc là cần thiết và đạt hiệu quả cao. Việc này vừa đảm bảo tính thống nhất, tính liên thông của chƣơng trình, vừa thực hiện đƣợc thƣờng xuyên, liên tục, rộng khắp trong cả nƣớc và mang tính chủ động tránh đƣợc những phụ thuộc vào các dự án, nguồn tài chính... Đảm bảo trách nhiệm của cả chủ thể và đối tƣợng tham gia hoạt động giáo dục này. Khi đƣa dạng giáo dục này vào giảng dạy chính thức, nội dung của nó có thể đƣợc lồng ghép, tích hợp vào nội dung giảng dạy của các môn học khác có mối liên quan, hỗ trợ nhƣ giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục chính trị tƣ tƣởng, giáo dục pháp luật...

Trƣớc mắt cần tổ chức lại thời gian và nội dung môn học Giáo dục công dân, chuyển lại thành bộ môn Giáo dục quyền con ngƣời. Cần tổ chức môn học này thành chƣơng trình chính khóa từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông; hệ đại học, cần đƣa môn học quyền con ngƣời vào một số trƣờng nhƣ Đại học Luật, Đại học an ninh, Đại học cảnh sát, trƣờng Cao đẳng kiểm sát, trƣờng Lao động Tiền lƣơng thuộc Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội; các khoa Luật thuộc một số trƣờng đại học và Trƣờng Trung cấp sƣ phạm, Cao đẳng sƣ phạm, Đại học sƣ phạm.

Đối với hệ đào tạo cán bộ, quản lý thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cần tổ chức và biên soạn lại tập bài giảng về quyền con ngƣời, đảm

bảo truyền tải không những quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về quyền con ngƣời mà còn cung cấp phƣơng pháp luận; các quan điểm nhân quyền khác nhau trong lịch sử và đƣơng đại; đặc biệt một nội dung không thể thiếu đƣợc đó là các chuẩn mực nhân quyền quốc tế có sự đối chiếu và so sánh rất cụ thể các quy định pháp luật của Nhà nƣớc ta. Trên cơ sở đó, giúp học viên nắm đƣợc những điểm tiến bộ, sự phù hợp của pháp luật Việt Nam về quyền con ngƣời với pháp luật quốc tế.

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)