HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 87)

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

NAM HIỆN NAY

Xuất phát từ quan điểm "bảo vệ và phát triển quyền con ngƣời chính là lý tƣởng của những ngƣời cộng sản, của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là bản chất của chế độ ta, của nhà nƣớc ta" [73, tr. 5], Đảng và Nhà nƣớc ta cho rằng quyền con ngƣời là giá trị cao quý nhất của nhân loại, là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới; công cuộc đổi mới hiện nay ở nƣớc ta chính là sự tiếp nối các giai đoạn cách mạng trƣớc đây trong việc bảo vệ và phát triển quyền con ngƣời, hƣớng tới mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng, Nhà nƣớc ta chủ trƣơng: "Chúng ta cần phải tiếp nhận có chọn lọc những giá trị chung của nhân loại trên cơ sở những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc; ngăn ngừa những kẻ xấu lợi dụng nhân quyền, dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ, vào chủ quyền quốc gia" [79, tr. 2]. Để thực hiện đƣợc chủ trƣơng này cần phải: "Tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục các quan điểm đúng đắn, phê phán các quan điểm sai lầm, những nhận thức mơ hồ về dân chủ và nhân quyền" [79, tr. 2].

- Thực hiện mục tiêu tăng cƣờng giáo dục quyền con ngƣời của Đảng, Nhà nƣớc; các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tăng cƣờng tổ chức các hoạt động liên quan đến vấn đề này và đã thu đƣợc những kết quả nhất định.

+ Hoạt động của các cơ sở nghiên cứu khoa học về quyền con người. * Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (Research Center for Human and Citizen’s Rights - CRIGHTS) được

thành lập ngày 19/4/2007 theo Quyết định của Chủ nhiệm Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Mục đích/tôn chỉ hoạt động:

CRIGHTS tin tƣởng vào một tƣơng lai mà ở đó mọi ngƣời đều bình đẳng, tự do và đƣợc quan tâm.

CRIGHTS hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Trung tâm là đầu mối liên kết các hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục; tập hợp, cung cấp các thông tin pháp lý về quyền con ngƣời và quyền công dân.

- Lĩnh vực hoạt động:

Thông tin: Tập hợp thông tin, xây dựng thƣ viện, cơ sở dữ liệu. Cung cấp thông tin, tƣ vấn, phổ biến rộng rãi các văn kiện pháp lý, nâng cao hiểu biết của sinh viên và cộng đồng về quyền con ngƣời, quyền công dân.

Nghiên cứu: Thực hiện các nghiên cứu về quyền con ngƣời, quyền công dân. Tăng cƣờng năng lực cho các học giả, các luật gia trong lĩnh vực luật về quyền con ngƣời.

Giáo dục: Xây dựng chƣơng trình đào tạo, giảng dạy môn học trong lĩnh vực quyền con ngƣời tại trƣờng đại học (bậc đại học và sau đại học).

Hợp tác: Làm đầu mối liên kết nghiên cứu, đào tạo với các cá nhân, tổ chức nghiên cứu, cơ sở đào tạo, các trƣờng đại học trong nƣớc và quốc tế về quyền con ngƣời.

- Hoạt động gần đây:

Trong năm 2008, Trung tâm đã tổ chức 3 hội thảo về nhân quyền: - Quyền con ngƣời: lý luận, pháp luật và thực tiễn – ngày 24/10/2008

- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 và Việt Nam – ngày 26/12/2008

Trong năm 2009, Trung tâm đã tổ chức 3 hội thảo về nhân quyền: - Quyền con ngƣời trong hoạt động tƣ pháp - ngày 24/10/2009 - Cơ quan nhân quyền ASEAN - ngày 5/12/2009

- Cơ quan nhân quyền quốc gia - ngày 19/12/2009

* Viện Nghiên cứu quyền con người, thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam

Viện Nghiên cứu Con ngƣời đƣợc thành lập theo Quyết định số 190/1999/QĐ - TTg ngày 20 tháng 9 năm 1999 của Thủ tƣớng Chính phủ. Viện nghiên cứu Con ngƣời có chức năng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về Con ngƣời để cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lƣợc và chính sách phát triển con ngƣời và nguồn lực con ngƣời ở Việt Nam. Tổ chức tƣ vấn và đào tạo sau đại học, tham gia phát triển nguồn nhân lực của cả nƣớc.

* Viện nghiên cứu quyền con người, thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, trên cơ sở Trung tâm nghiên cứu quyền con người được thành lập tháng 9/1994. Chức năng của viện là nghiên cứu và giảng dạy, giáo dục về quyền con người. Cụ thể:

- Giảng dạy về quyền con ngƣời trong hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, bao gồm Trung tâm Học viện và 4 phân viện ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; mạng lƣới 61 Trƣờng chính trị thuộc 61 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.

- Nghiên cứu giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về quyền con ngƣời trong xã hội.

- Biên soạn chƣơng trình, giáo trình, giáo khoa và các tài liệu về quyền con ngƣời.

- Chỉ đạo và hƣớng dẫn nội dung, chƣơng trình, bồi dƣỡng giảng viên môn học về quyền con ngƣời cho các phân viện và các trƣờng chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

* Trung tâm nghiên cứu pháp luật về quyền con người và quyền công dân, thuộc Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về quyền con ngƣời và quyền công dân của Trƣờng Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh là một đơn vị nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về quyền con ngƣời và quyền công dân.

Trung tâm phấn đấu trở thành đơn vị nghiên cứu và giảng dạy khoa học pháp lý hàng đầu tại các tỉnh phía Nam và trên cả nƣớc trong lãnh vực quyền con ngƣời và quyền công dân.

Với hoạt động giảng dạy, Trung tâm mong muốn đóng góp vào việc nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học của sinh viên về quyền con ngƣời và quyền công dân.

Với hoạt động nghiên cứu, Trung tâm tin tƣởng những kết quả nghiên cứu của Trung tâm sẽ đƣợc sử dụng nhƣ những khuyến nghị mang tính chuyên môn, hữu ích cho quá trình lập pháp tại Việt Nam.

Các lĩnh vực hoạt động:

Thông tin: Tập hợp thông tin, văn bản pháp luật, xây dựng cơ sở dữ liệu để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và học tập của giảng viên, sinh viên về quyền con ngƣời và quyền công dân. Tổ chức các kênh trao đổi thông tin, trao đổi kết quả nghiên cứu trong lãnh vực này giữa các nhà nghiên cứu, giảng viên, cộng tác viên và sinh viên.

Nghiên cứu: Trung tâm thực hiện các nghiên cứu khoa học, chuyên sâu về quyền con ngƣời và quyền công dân. Hoạt động nghiên cứu tại Trung tâm dựa trên thực tế của Việt Nam và các kinh nghiệm pháp lý quốc tế. Các đề tài nghiên cứu của Trung tâm trải rộng từ những quyền cơ bản của con ngƣời và

công dân về kinh tế, xã hội, chính trị, dân sự đến các quyền khác nhƣ quyền đƣợc chăm sóc y tế, học hành, tiếp cận thông tin….

Giáo dục: Xây dựng chƣơng trình đào tạo, giảng dạy môn học trong lĩnh vực quyền con ngƣời tại trƣờng đại học (bậc đại học và sau đại học).

Hợp tác: Là đầu mối liên kết nghiên cứu, đào tạo với các cá nhân, tổ chức nghiên cứu, cơ sở đào tạo, các trƣờng đại học, viện nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế về quyền con ngƣời.

Các hoạt động đang thực hiện:

Từ khi đƣợc thành lập đến nay, Trung tâm đã đƣợc sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều cộng tác viên, đồng nghiệp Việt Nam và quốc tế. Dù còn nhiều khó khăn lúc ban đầu nhƣng Trung tâm đã tiến hành trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kiện toàn nhân sự. Trung tâm cũng đã cử cán bộ, chuyên viên tham gia những khóa tập huấn nghiệp vụ quản lý thông tin và thƣ viện; cử cán bộ, cộng tác viên tham gia hội thảo trong nƣớc và quốc tế.

Hiện nay, Trung tâm đang ƣu tiên cho các hoạt động sau:

(i) các nghiên cứu về quyền con ngƣời và quyền công dân trong lãnh vực hành chính (liên quan đến Luật Hành chính), trong lãnh vực hình sự (liên quan đến Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự); cũng nhƣ các Công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời;

(ii) hỗ trợ các nghiên cứu về pháp luật quyền con ngƣời của các cộng tác viên, giảng viên và sinh viên của trƣờng;

(iii) tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi các kết quả nghiên cứu về quyền con ngƣời và quyền công dân.

Ngoài ra, Trung tâm tiếp tục cử cán bộ, giảng viên tham dự các hội thảo trong nƣớc và quốc tế để nâng cao năng lực nghiên cứu. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng sẽ tiến hành nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho cộng tác viên, tiếp tục hoàn thiện trang thiết bị và nhân sự cho Trung tâm.

+ Hoạt động giáo dục quyền con người trong và ngoài nhà trường ở Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời và quyền công dân của khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, các tác giả Lã Khánh Tùng và Vũ Công Giao đã khái quát về tình hình giáo dục quyền con ngƣời ở trong và ngoài nhà trƣờng nhƣ sau [37]:

* Giáo dục nhân quyền trong các nhà trường phổ thông ở Việt Nam

Mặc dù nhân quyền không phải là một phạm trù dễ hiểu, nhƣng việc giáo dục nhân quyền với mức độ nhất định và bằng các phƣơng pháp phù hợp trong các nhà trƣờng phổ thông là cần thiết và có thể thực hiện đƣợc. Thực tế trên thế giới đã chứng minh tính hữu ích và hiệu quả của việc hình thành nhận thức và thái độ tôn trọng quyền con ngƣời của các cá nhân ngay từ khi còn trẻ thông qua việc triển khai giáo dục nhân quyền cho học sinh phổ thông.

Xuất phát từ thực tế kể trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã có chƣơng trình giáo dục về quyền con ngƣời dành cho cho trẻ em từ lứa tuổi rất nhỏ. Về vấn đề này, nhƣ đã đề cập, xét ở góc độ nhất định, giáo dục nhân quyền cũng đã đƣợc thực hiện từ lâu trong các nhà trƣờng phổ thông ở Việt Nam, chủ yếu thông qua môn học đạo đức công dân. Tuy nhiên, kể từ khi Đổi mới đến nay, hoạt động giáo dục nhân quyền trong các nhà trƣờng phổ thông ở Việt Nam đã đƣợc tăng cƣờng thêm một bƣớc mới, với việc lồng ghép nhiều nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể của luật nhân quyền quốc tế vào chƣơng trình giáo dục của các nhà trƣờng, đặc biệt là trong môn học Giáo dục công dân (thực hiện ở các cấp phổ thông từ I, II đến III). Cụ thể nhƣ sau:

Đối với học sinh tiểu học (cấp I), môn học Đạo đức đã bao gồm các bài học nhằm hƣớng dẫn các em tôn trọng ngƣời khác nhƣ: tôn trọng khách nƣớc ngoài, tôn trọng thƣ từ, tài sản của ngƣời khác (Lớp 3); tôn trọng phụ nữ (Lớp 5) …Trong các bài học này, tuy các khái niệm cụ thể về quyền chƣa đƣợc sử dụng (chẳng hạn khi nói về tôn trọng phụ nữ thì mới nêu các lý do về đạo

đức, xã hội chứ chƣa đề cập đền "quyền của phụ nữ") và các kiến thức, thông tin chuyển tải mới ở mức độ đơn giản, nhƣng rõ ràng thông qua các bài học kể trên, học sinh có thể hiểu đƣợc một số nguyên tắc cơ bản của quyền con ngƣời và nghĩa vụ tôn trọng các quyền con ngƣời của các nhóm đối tƣợng có liên quan.

Ở cấp trung học cơ sở phổ thông (cấp II), số lƣợng bài học về quyền con ngƣời trong chƣơng trình học đã nhiều hơn, các bài học chứa đựng những kiến thức rộng và sâu hơn về quyền con ngƣời. Mặc dù vậy, tƣơng tự nhƣ ở cấp tiểu học, các bài học về quyền con ngƣời ở cấp trung học cơ sở vẫn đƣợc thiết kế thông qua những bối cảnh sinh hoạt hàng ngày và phù hợp với nhận thức xã hội của học sinh theo từng độ tuổi, để giúp các em có thể hiểu đƣợc các khái niệm và phạm trù đôi khi khá phức tạp trên lĩnh vực này. Cụ thể, các bài học về quyền con ngƣời trong môn học Giáo dục công dân của học sinh phổ thông cấp II đƣợc thiết kế nhƣ sau:

Trong môn học Giáo dục công dân Lớp 6 (tổng số 21 bài) có các bài: - Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (bài 12)

- Công dân nƣớc CHXHCN Việt Nam (bài 13) - Quyền và nghĩa vụ học tập (bài 15)

- Quyền đƣợc pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (bài 16)

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (bài 17)

- Quyền đƣợc bảo đảm an toàn và bí mật thƣ tín, điện thoại, điện tín (bài 18)

Trong môn học Giáo dục công dân Lớp 7 (tổng số 18 bài) có các bài: - Quyền đƣợc chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam (bài 13) - Quyền tự do tín ngƣỡng và tôn giáo (bài 16)

Trong môn học Giáo dục công dân Lớp 8 (tổng số 21 bài) có các bài: - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (bài 12)

- Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của ngƣời khác (bài 16)

- Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (bài 18) - Quyền tự do ngôn luận (bài 19)

- Hiến pháp nƣớc CHXHCN Việt Nam (bài 20) - Pháp luật nƣớc CHXHCN Việt Nam (bài 21)

Trong môn học Giáo dục công dân Lớp 9 (tổng số 18 bài) có các bài: - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (bài 12)

- Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế (bài 13) - Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (bài 14)

- Quyền tham gia quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội của công dân (bài 16) Trong chƣơng trình giáp dục cấp III, môn học Giáo dục công dân đã mang tính lý thuyết và tính khái quát khá cao, nhiều nội dung tƣơng đối trừu tƣợng với lứa tuổi thiếu niên. Chƣơng trình Lớp 10 có đề cập đến một số nghĩa vụ của công dân nhƣng chủ yếu từ khía cạnh đạo đức (đối với cộng đồng, với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc), Lớp 11 có các bài: nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa (bài 9), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (bài 10). Các kiến thức về quyền con ngƣời tập trung nhiều hơn ở chƣơng trình giáo dục công dân Lớp 12, theo đó học sinh đƣợc tiếp cận với nhiều nội dung liên quan đến quyền công dân nhƣ bài Hiến pháp, các quyền trong lĩnh vực dân sự (trong bài Luật dân sự), các quyền trong tố tụng và một số quyền trong các lĩnh vực cụ thể nhƣ đất đai, thuế, hành chính…

Bên cạnh môn học Giáo dục công dân, một số tác giả cho rằng trong các môn học Sinh học, Địa lý, Lịch sử cũng cần đƣa vào những nội dung về

quyền con ngƣời, tuy nhiên thực tế ở Việt Nam cho thấy, việc lồng ghép các nội dung về quyền trong các môn học khó thực hiện một cách cụ thể và mang tính hệ thống nhƣ trong môn Giáo dục công dân.

Từ những thông tin kể trên, có thể thấy dung lƣợng kiến thức về quyền con ngƣời trong chƣơng trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam là khá lớn so với mặt bằng chung trên thế giới. Một điểm tích cực nữa là việc thiết kế các bài học về quyền trong chƣơng trình giáo dục công dân ở Việt Nam đã tính đến trình độ nhận thức và tâm lý của học sinh ở từng độ tuổi. Những điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam với hoạt động giáo dục về quyền con ngƣời, cũng nhƣ cho thấy triển vọng tốt đẹp của hoạt động giáo dục về quyền con ngƣời ở các nhà trƣờng phổ thông ở Việt Nam.

Mặc dù vậy, một trong các hạn chế quan trọng của hoạt động giáo dục nhân quyền trong các nhà trƣờng phổ thông ở Việt Nam hiện nay là hiểu biết và phƣơng pháp giảng dạy về quyền con ngƣời của giáo viên. Về khía cạnh hiểu biết, hầu hết giáo viên môn học Giáo dục công dân ở các cấp học phổ thông ở Việt Nam đều chƣa đƣợc đào tạo hay tập huấn về quyền con ngƣời; tình trạng đó chắn chắn có ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng giảng dạy các bài học về nhân quyền. Về khía cạnh phƣơng pháp, hơn bất kỳ môn khoa học xã hội nào khác, giáo dục nhân quyền đòi hỏi giáo viên cần áp dụng

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 87)