Những thành tựu đã đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 93)

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.3.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc

Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực giáo dục quyền con ngƣời, quyền công dân; đặc biệt là việc giáo dục quyền trẻ em theo nội dung công ƣớc Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (CRC), giáo dục quyền phụ nữ theo nội dung công ƣớc của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử phụ nữ.

- Trong thời gian qua, nhất là từ những năm 1990 trở lại đây, Việt Nam đã chính thức triển khai hoạt động giáo dục quyền con ngƣời trong đó chủ yếu là các hoạt động giáo dục quyền trẻ em, quyền phụ nữ dƣới nhiều hình thức, nội dung, phƣơng pháp đa dạng phong phú. Các quan hệ quốc tế, quan hệ với các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế khu vực, tổ chức phi chính phủ đƣợc tăng cƣờng nhằm thúc đẩy tốt hơn các hoạt động giáo dục quyền con ngƣời, quyền công dân ở Việt Nam.

- Trong những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên sâu về quyền con ngƣời đã có bƣớc phát triển quan trọng. Nhiều cơ sở nghiên cứu về quyền con ngƣời đƣợc thành lập, góp phần đƣa hoạt động nghiên cứu, phổ biến, giáo dục về quyền con ngƣời ở Việt Nam có bƣớc tiến đáng kể.

- Đảng, Nhà nƣớc đã đề ra chủ trƣơng chính sách và có sự quan tâm chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục quyền con ngƣời ở Việt nam, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo trong các hoạt động giáo dục quyền trẻ em, quyền phụ nữ. Sự quan tâm chỉ đạo này của Đảng, Nhà nƣớc thể hiện cụ thể trong việc thành lập các cơ quan chuyên trách nhà nƣớc về nghiên cứu quyền con ngƣời, các cơ quan chuyên trách về quyền phụ nữ, quyền trẻ em; đào tạo đội ngũ cốt cán về vấn đề này; chỉ đạo xây dựng các chƣơng trình hành động quốc gia về quyền phụ nữ, quyền trẻ em.

- Hoạt động giáo dục quyền con ngƣời ở Việt nam trong thời gian qua đã tạo ra nhận thức, ý thức về giá trị của hoạt động này trong việc hình thành nhân cách ngƣời Việt nam trong chủ nghĩa xã hội và sự cần thiết phải tăng cƣờng thực hiện các hoạt động này trong thời gian tới.

- Các hoạt động giáo dục quyền con ngƣời, đặc biệt là các hoạt động giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em đã có tác động tích cực đến một bộ phận lãnh đạo các Bộ, ngành, các cấp chính quyền, một bộ phận cán bộ làm việc trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền của phụ nữ, quyền trẻ em.

- Một bộ phận quần chúng nhân dân, cha mẹ học sinh đã đƣợc tiếp cận chƣơng trình, nội dung giáo dục quyền trẻ em, quyền phụ nữ. Gần nhƣ tất cả những ngƣời đƣợc tham gia tìm hiểu về quyền phụ nữ, quyền trẻ em đều nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, vấn đề bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ.

- Đối với những ngƣời làm công tác quản lý trong ngành giáo dục, một bộ phận trong số này đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động giáo dục

quyền và bổn phận trẻ em. Tất cả họ, những ngƣời đã tham gia hoặc chƣa đƣợc tham gia vào hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em đều thấy rằng hoạt động giáo dục quyền trẻ em có ý nghĩa sống còn đối với tƣơng lai đất nƣớc.

- Đối với giáo viên, những ngƣời trực tiếp làm công tác giảng dạy trẻ em đã có cách nhìn tích cực về tầm quan trọng của quyền và bổn phận trẻ em. Họ nhận thấy môn học này là quan trọng vì họ nhận thấy rằng khi trẻ em biết về quyền và bổn phận của mình, chúng sẽ có thái độ và hành vi đúng mực hơn đối với mọi ngƣời và trong những tình huống chúng gặp phải. Giáo viên thấy rằng phụ huynh chính là những ngƣời cần biết nhiều nhất về quyền và bổn phận của trẻ em, sau đó là đến giáo viên. Theo họ, nếu nhƣ các phụ huynh không đƣợc biết về quyền của trẻ em, thì họ sẽ vi phạm các quyền đó. Mặt khác, điều này cũng cho thấy rằng giáo viên cần thấy mình phải có trách nhiệm trong việc thực hiện các quyền của trẻ em. Nhiều giáo viên đã bộc lộ thành thật là trƣớc đây cũng chƣa đƣợc hiểu rõ, đầy đủ về nội dung của "công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em", luật "Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em"; nay qua các hoạt động giáo dục "Quyền và bổn phận trẻ em" họ mới đƣợc học hỏi, và hiểu đầy đủ hơn trong hành động thực tiễn.

- Đối với học sinh, sau khi thực hiện các dự án "Tuần giáo dục quyền và bổn phận trẻ em" đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận về nhận thức của học sinh nơi thực hiện các dự án này. Có thể thấy rõ đƣợc kết quả này qua các tiết học trên lớp, qua các hoạt động tập thể của học sinh đƣợc tổ chức trong và sau khi học tập. Trong thái độ ứng xử với ngƣời lớn, xây dựng, các em mong muốn mọi ngƣời phải tôn trọng những quyền chính đáng đó của các em nhƣ quyền đƣợc học tập, đƣợc vui chơi, quyền đƣợc hƣởng sự chăm sóc của gia đình... Các em cũng đã biết thông cảm với những ngƣời bạn đồng lứa phải chịu thiệt thòi vì chƣa đƣợc hƣởng đầy đủ những quyền của mình.

- Giáo dục quyền trẻ em, quyền phụ nữ tuy mới ở giai đoạn đầu và cũng mới chỉ thu đƣợc một số kết quả nhất định, nhƣng tự bản thân nó đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc đối với việc tôn trọng và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân, đặc biệt là quyền phụ nữ và quyền trẻ em. Điều này đã tạo ra niềm tin sâu sắc của nhân dân của Đảng, Nhà nƣớc, tạo ra tiền đề cho việc xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền.

- Việc thực hiện tốt giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em trong thời gian qua ở Việt Nam đã tạo ra cách nhìn mới của thế giới và khu vực đối với Việt Nam, từ đó tạo ra khả năng thuận lợi hơn cho Việt Nam trong hội nhập khu vực và quốc tế.

- Giáo dục quyền con ngƣời bƣớc đầu đã tạo ra đƣợc những nhận thức, nhu cầu về việc xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với các quy định của công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời.

2.3.2. Tồn tại

Giáo dục quyền con ngƣời ở nƣớc ta thời gian qua đã bộc lộ và phát sinh những tồn tại sau:

- Đến nay Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập 8 điều ƣớc quốc tế về nhân quyền và nhiều công ƣớc do Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thông qua [106, tr. 313-315]; trong đó có nhiều điều ƣớc quan trọng nhƣ: Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự - chính trị (tại Hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn ngày 16/12/1966, Việt Nam gia nhập ngày 24/5/1982); công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế - xã hội - văn hóa (Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn ngày 16/12/1966, Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982). Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử những phụ nữ (tại Hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn ngày 18/2/1979. Việt Nam phê chuẩn ngày 19/3/1982); công ƣớc về quyền trẻ em, Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990). Tuy nhiên,

đến nay trong thực tế Việt Nam mới chỉ tập trung giáo dục, tuyên truyền, phổ biến đối với hai công ƣớc là: "Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ" (công ƣớc CEDAW) và Công ƣớc Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (công ƣớc CRC).

- Việc giáo dục quyền công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp và pháp luật cũng chƣa đƣợc thực hiện một cách đầy đủ, rộng rãi và thƣờng xuyên.

- Việc giáo dục quyền con ngƣời và quyền công dân chƣa gắn kết với nhau, ngay cả trong một số trƣờng hợp Công ƣớc quốc tế đã đƣợc chuyển hóa thành luật quốc gia nhƣ Công ƣớc Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Khi tuyên truyền phổ biến, giáo dục thƣờng chỉ chú ý đến tuyên truyền giáo dục công ƣớc quốc tế nhiều hơn luật quốc gia. - Việc giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em mặc dù đã đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc, các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng thực hiện, nhƣng vẫn còn những tồn tại sau:

+ Việc giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em Việt Nam mới chỉ đƣợc thực hiện mang tính thử nghiệm ở một bộ phận trẻ em, học sinh ở tiểu học, trung học cơ sở (cấp 1 - 2). Một số địa phƣơng có điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Còn đa số trẻ em, nhất là trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số vẫn chƣa đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng xuyên.

Việc giáo dục quyền phụ nữ, thực chất mới chủ yếu dừng lại ở cán bộ làm công tác quản lý, hội đoàn và một số vùng có điều kiện thuận lợi mà chƣa đƣợc thực hiện sâu rộng trong toàn thể xã hội nhất là đối với phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa và phụ nữ dân tộc thiểu số. Và mới chỉ thực hiện tùng đợt, theo dự án mà không đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, liên tục.

+ Việt Nam có 54 dân tộc thiểu số, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số (trên 20 dân tộc) có tiếng nói, chữ viết riêng; nhƣng đến nay công ƣớc Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em mới chỉ đƣợc dịch sang tiếng phổ thông và 4 tiếng

dân tộc (Thái, H'mông, Êđê, Bana). Điều này sẽ rất hạn chế việc thực hiện giáo dục quyền trẻ em trong dân tộc thiểu số.

- Ở một số cơ quan chức năng, một bộ phận cán bộ còn mang nặng ý thức ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ kinh phí từ bên ngoài, hoặc chỉ tiến hành thực hiện hoạt động giáo dục quyền con ngƣời khi có kinh phí, khi có dự án, hoặc khi có điều kiện thuận lợi. Các dự án giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em gần nhƣ phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của các tổ chức Liên Hợp Quốc, tổ chức phi chính phủ cả về kỹ thuật, phƣơng pháp, tài liệu và tài chính, mà không có sự chủ động từ phía Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng có liên quan.

- Một số Bộ, ngành chức năng và địa phƣơng chƣa tích cực chủ động, chƣa có sự quan tâm đúng mức, chƣa phối hợp chặt chẽ, chủ động để thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em theo mục tiêu mà các kế hoạch hành động quốc gia đã đề ra.

- Hệ thống thông tin đại chúng, mặc dù là phƣơng tiện chủ lực trong hoạt động giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em, nhƣng còn rất thụ động, chủ yếu chỉ hoạt động dựa trên các kế hoạch dự án đã đƣợc phê duyệt, đƣợc hỗ trợ về tài chính. Chƣa chủ động thực hiện hoạt động này mang tính tích cực, thƣờng xuyên, liên tục, chƣa coi đây là nhiệm vụ của mình.

- Hoạt động giáo dục quyền con ngƣời ở nƣớc ta trong thời gian qua mặc dù mới chỉ tập trung giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em nhƣng đã đòi hỏi phải đầu tƣ một số lƣợng tài chính thích ứng, tuy nhiên số tiền ngân sách nhà nƣớc dành cho hoạt động này rất hạn chế, chủ yếu trông chờ vào sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, tổ chức phái chính phủ. Do đó làm cho hoạt động giáo dục này không những hạn chế về kết quả mà còn mang tính thụ động, phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)