Nguyên tắc giáo dục quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 39)

Các nguyên tắc của giáo dục quyền con ngƣời đƣợc xác định trong Chƣơng trình Thập kỉ giáo dục nhân quyền của Liên hợp quốc bao gồm:

Thúc đẩy tính phụ thuộc, không thể chia cắt và tính phổ biến của nhân quyền, bao gồm các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá và quyền phát triển;

Thúc đẩy sự tôn trọng sự đánh giá khác nhau, và các quan điểm trái ngƣợc về sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc quan điểm khác, quốc gia, dân tộc, hoặc nguồn gốc xã hội, thể chất hay điều kiện tinh thần và các cơ sở khác;

Khuyến khích sự phân tích về tính lặp lại và sự xuất hiện các vấn đề nhân quyền (bao gồm nghèo đói, các xung đột, bạo lực và phân biệt đối xử) dẫn tới những giải pháp phù hợp với chuẩn mực nhân quyền;

Trao quyền cho các cộng đồng và các cá nhân để xác định các nhu cầu nhân quyền và đảm bảo họ đáp ứng các nhu cầu đó;

Xây dựng các nguyên tắc nhân quyền bao hàm cả bối cảnh văn hoá khác nhau và có tính đến sự phát triển về mặt xã hội, lịch sử ở mỗi quốc gia;

Thúc đẩy kiến thức và các kỹ năng sử dụng các văn kiện nhân quyền quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phƣơng và các cơ chế bảo vệ nhân quyền;

Sử dụng phƣơng pháp giáo dục cùng tham gia bao gồm kiến thức, phân tích có sự phê phán và các kĩ năng hành động thúc đẩy nhân quyền;

Thúc đẩy môi trƣờng nghiên cứu và giáo dục tự do không bị sợ hãi, khuyến khích tham gia, hƣởng thụ nhân quyền và phát triển đầy đủ nhân cách cá nhân;

Liên quan đến đời sống hàng ngày của những ngƣời nghiên cứu, gắn kết họ vào cuộc đối thoại về các cách và các phƣơng tiện biến đổi nhân quyền từ sự bày tỏ các quy tắc trừu tƣợng sang tính thực tiễn dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá.

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 39)