Giáo dục nhân quyền ở một số nƣớc trên thế giớ

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 58)

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.2. Giáo dục nhân quyền ở một số nƣớc trên thế giớ

Tại các quốc gia khác nhau, vấn đề giáo dục quyền con ngƣời tồn tại trong hệ thống giáo dục quốc dân theo quy mô, hình thức và cấp độ khác nhau. Sau đây là kinh nghiệm đƣa giáo dục quyền con ngƣời vào hệ thống giáo dục phổ thông của một số quốc gia trên thế giới.

2.1.2.1. Nhật Bản

Trong bản báo cáo đánh giá, Nhật Bản là một trong số ít quốc gia có đệ trình bản kế hoạch quốc gia phát triển các chƣơng trình giáo dục quyền con ngƣời. Bản kế hoạch hành động quốc gia về giáo dục quyền con ngƣời của Nhật Bản yêu cầu tất cả các trƣờng trung học phải đƣa chƣơng trình giáo dục quyền con ngƣời vào chƣơng trình giảng dạy, theo đó, các vấn đề quyền con ngƣời phải có mặt trong các giáo trình giảng dạy các môn nghiên cứu xã hội. Tuy vậy, trên thực tế, đa phần học sinh lại không đƣợc tiếp cận với chƣơng trình giáo dục quyền con ngƣời với tƣ cách là một môn học, một khóa học hay thậm chí là môn ngoại khóa. Duy chỉ tại các trƣờng học mà trẻ Burakumin (một dân tộc tiểu số ngƣời Nhật) theo học mới tồn tại các chƣơng trình giáo dục quyền con ngƣời.

Theo nhận định của một nhóm tác giả nghiên cứu về giáo dục quyền con ngƣời tại Nhật Bản thì việc thực hiện các chƣơng trình giáo dục quyền con

ngƣời đƣợc giao cho chính quyền địa phƣơng, trƣờng học hoặc giáo viên. Tuy nhiên, do thẩm quyền của họ cũng nhƣ các nguồn lực bị hạn chế, nên có rất ít chƣơng trình giáo dục quyền con ngƣời. Giáo dục quyền con ngƣời có xuất hiện trong các giáo trình, tài liệu học tập nhƣng chủ yếu chỉ dƣới dạng tìm hiểu các hiến chƣơng Liên hợp quốc. Trong các chƣơng trình đào tạo dành cho giáo viên hay cho sinh viên ngành sƣ phạm lại không chƣơng trình về giáo dục quyền con ngƣời. Chỉ có một số trƣờng đại học và cao đẳng đƣa Chƣơng trình “giáo dục Dowa” (tên một chƣơng trình giáo dục quyền con ngƣời nhằm chống lại sự phân biệt với các trẻ em ngƣời Burakumin) và giáo dục quyền con ngƣời riêng của mình vào đào tạo sinh viên ngành sƣ phạm.

Phân tích những trở ngại của việc đƣa giáo dục quyền con ngƣời vào hệ thống nhà trƣờng, một trong những lý do khiến giáo dục quyền con ngƣời không đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy là áp lực học và thi cử quá nhiều. Các bậc phụ huynh phản đối môn học này do lo ngại nó có thể khiến học sinh sao lãng các môn học khác. Một nguyên nhân nữa là giảng viên không có hứng thú phát triển môn giáo dục quyền con ngƣời bởi vì chƣơng trình giảng dạy đã quá tải, các nỗ lực của giáo viên không đƣợc đánh giá cao, lƣơng lại đƣợc trả theo thâm niên. Việc thiếu các cơ chế đào tạo và hỗ trợ giảng viên khiến cho họ không mấy mặn mà với việc đem giáo dục quyền con ngƣời vào giảng dạy thực tế.

2.1.2.2. Áo

Áo đã đệ trình lên Liên hợp quốc bản báo cáo quốc gia về việc xúc tiến giáo dục quyền con ngƣời. Chính phủ Áo đã cam kết tham gia vào lĩnh vực giáo dục quyền con ngƣời cả ở cấp độ quốc tế và khu vực. Giáo dục quyền con ngƣời là thành phần bắt buộc trong chƣơng trình giảng dạy quốc gia. Tuy nhiên, việc thực thi còn dàn trải bởi lẽ tại quốc gia này không tồn tại một cơ chế chính thức để đƣa giáo dục quyền con ngƣời vào hệ thống trƣờng học.

Hiến pháp nhà nƣớc Áo quy định giáo dục quyền con ngƣời là một bộ phận trong hệ thống giáo dục chính quy. Tại các trƣờng trung học, quyền con ngƣời đƣợc lồng vào các môn học nhƣ giáo dục công dân, giáo dục pháp luật, lịch sử và triết học. Học sinh đƣợc học các chƣơng trình giáo dục chống phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc. Bộ Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Áo cũng thƣờng khuyến khích lãnh đạo ngành giáo dục địa phƣơng và giáo viên phát triển các chƣơng trình giáo dục quyền con ngƣời hay tổ chức kỉ niệm các dịp lễ cụ thể nhƣ Ngày quyền con ngƣời hay Kỉ niệm ngày thông qua Công ƣớc về quyền trẻ em.

2.1.2.3. Indonesia

Với sự hỗ trợ của UNESCO, Trung tâm phát triển chƣơng trình giảng dạy thuộc Bộ giáo dục quốc gia và Ủy ban quốc gia về Quyền con ngƣời của Indonesia đã đề xƣớng một dự án thí điểm để giới thiệu giáo dục quyền con ngƣời vào các trƣờng tiểu học và trung học. Đối tƣợng tham dự của dự án này là các trƣờng tiểu học và trung học, gồm cả các trƣờng trung học cơ sở dành cho ngƣời Hồi giáo cũng nhƣ đại học sƣ phạm tại Kupang, thủ phủ tỉnh Tây Timor. Để giáo viên nâng cao hiểu biết về các vấn đề quyền con ngƣời và quen thuộc với phƣơng pháp giảng dạy, Khoa luật và Khoa kinh tế - chính trị của Viện Khoa học giảng dạy và giáo dục Kupang và Ủy ban quốc gia về Quyền con ngƣời của Indonesia đã tiến hành một loạt hội thảo về vấn đề giáo dục quyền con ngƣời. Việc giáo dục quyền con ngƣời tại các trƣờng trong dự án chủ yếu là để xúc tiến giá trị và khẳng định quyền con ngƣời. Thông qua các hoạt động ngoại khóa và giao tiếp thƣờng xuyên trên lớp, vấn đề giáo dục quyền con ngƣời đƣợc lồng ghép vào các chủ đề có liên quan nhƣ khoa học xã hội và giáo dục công dân.

Tuy nhiên, các giảng viên tham gia dự án cũng gặp phải những thách thức nhất định. Thứ nhất là làm thế nào để cải thiện kĩ năng giảng dạy, giúp

pháp dạy học truyền thống chỉ tập trung vào các kĩ năng nhận thức. Để giải quyết vấn đề này, dự án giáo dục quyền con ngƣời tạo cơ hội cho giảng viên thực hành các phƣơng pháp giảng dạy chủ động, tính đến sự tham gia của ngƣời học và vui vẻ hơn. Thách thức thứ hai là làm thế nào để kết nối các khái niệm về quyền con ngƣời với hoạt động thƣờng nhật, đặc biệt trong trƣờng hợp học sinh thấy sự đối lập giữa các giá trị của quyền con ngƣời trên thế giới với những chuẩn mực văn hóa – xã hội của cộng đồng mình. Vấn đề này đƣợc giải quyết khi với sự hỗ trợ của Trung tâm phát triển Chƣơng trình giảng dạy, các giảng viên đã phác thảo các cẩm nang hƣớng dẫn giáo viên về giáo dục quyền con ngƣời và tài liệu tham khảo về quyền con ngƣời dành cho các cấp tiểu học, trung học và đại học. Ủy ban quốc gia về Quyền con ngƣời của Indonesia có nhiệm vụ hiệu chỉnh và thay đổi các tài liệu nêu trên khi cần thiết.

Kết quả của dự án đƣợc đánh giá là tiền đề khả quan giúp Chính phủ quyết định và cho phép đƣa chƣơng trình giáo dục quyền con ngƣời vào chƣơng trình giảng dạy. Tuy vậy, để mở rộng giáo dục quyền con ngƣời tại các trƣờng học, cần tiếp tục đào tạo giáo viên để họ có thể nâng cao hiểu biết về quyền con ngƣời và kĩ năng giảng dạy theo hƣớng học tập chủ động và đồng tham gia.

2.1.2.4. Ấn Độ

Viện Giáo dục quyền con ngƣời (IHRE), một NGO địa phƣơng của Ấn Độ, đã tích cực xúc tiến hoạt động quyền con ngƣời của mình thông qua các chiến lƣợc giáo dục. IHRE tiến hành đào tạo cho các giáo viên về quyền con ngƣời và với quan điểm trƣờng học là nơi thích hợp để tăng cƣờng nhận thức về quyền con ngƣời, tổ chức này đã phát triển một khóa học về quyền con ngƣời kéo dài 3 năm cho học sinh trung học. Kết quả là vào năm 2007, một dự án giáo dục thí điểm đƣợc tiến hành với các học sinh lớp 6, 7, 8 tại 9 trƣờng trung học. Trong dự án này, các giáo viên đƣợc đào tạo để lên lớp hai

giờ/ tuần, giảng dạy theo giáo trình của IHRE. Cho đến nay, hơn 500.000 học sinh thuộc 18 bang trong toàn Ấn Độ đã theo học các khóa học nói trên. Tại bang Tamil Nadu, một bang miền nam Ấn Độ, hiện tại bộ môn này đƣợc giảng dạy ở trên 2000 trƣờng học, chủ yếu là các trƣờng công lập. Nội dung của khóa học này thay đổi theo từng bang và theo từng cấp học, tuy nhiên vẫn bao quát đƣợc các chuẩn mực về quyền con ngƣời theo hiến pháp Ấn Độ và các tài liệu của Liên hợp quốc cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến quyền con ngƣời nhƣ phâm biệt đối xử, quyền đƣợc đối xử công bằng.

Các khóa học trên đƣợc thiết kế khoa học nhằm đƣa các vấn đề quyền con ngƣời vào trƣờng học và cộng đồng. Cụ thể, giáo trình giảng dạy mang tính tƣơng tác nhƣ các câu chuyện kể, hoạt động đồng tham dự và câu hỏi thảo luận. IHRE còn tổ chức các câu lạc bộ dành cho học sinh quan tâm đến vấn đề quyền con ngƣời khi chúng lên bậc học cao hơn, hay trại hè về quyền con ngƣời dành cho các học sinh. Một điểm quan trọng nữa là giáo viên luôn đƣợc coi là trọng tâm trong các chƣơng trình giáo dục của IHRE. Các khóa tập huấn cho giáo viên đƣợc tổ chức tập trung trong nhiều ngày và tại đây, giáo viên đƣợc học về tầm quan trọng của quyền con ngƣời, các nội dung cần giảng dạy, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến trừng phạt về thể xác hay xâm hại tình dục.

Sáng kiến của một NGO địa phƣơng nhằm đƣa môn học không có trong hệ thống thi cử vào giảng dạy đã mang lại những hiệu quả nhất định. Môn học đã trang bị cho học sinh kiến thức về quyền con ngƣời, giúp chúng ý thức đƣợc những hành vi liên quan đến quyền con ngƣời trong trƣờng học và cuộc sống hàng ngày (Bajaj, 2010).

Nghiên cứu qua nội dung chƣơng trình giáo dục quyền con ngƣời ở một số nƣớc trên thế giới đến nay cho thấy: về nội dung chƣơng trình giáo dục cho thấy cũng chƣa có nƣớc nào có nội dung chính thức cho từng nhóm đối tƣợng

riêng. Điều này cũng là lẽ thƣờng, vì giáo dục nhân quyền phụ thuộc nhiều các yếu tố về lịch sử, kinh tế, xã hội, tập quan và hệ thống pháp luật của mỗi nƣớc. Hiện nay, đã có nhiều nƣớc thiết lập cả Chƣơng trình hành động quốc gia về giáo dục nhân quyền.

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 58)