Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về khách thể. Tùy theo tính chất, phƣơng pháp, đối tƣợng nghiên cứu khác nhau mà các ngành khoa học khác nhau có những quan niệm về các loại khách thể và đối tƣợng nghiên cứu của mình. Cụ thể:
- Theo khoa học pháp luật:
Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, chính trị và tinh thần mà các công dân, tổ chức mong muốn đạt đƣợc nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật và thực hiện quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp lý. Khách thể là đối tƣợng chịu sự tác động, chi phối của hoạt động trong quan hệ đối lập với đối tƣợng gây ra hành động gọi là chủ thể [32, tr. 344].
- Theo một số nhà nghiên cứu giáo dục pháp luật Việt Nam thì khách thể của giáo dục pháp luật là ý thức pháp luật và những thói quen, nếp sống, hành vi ứng xử của công dân, của các nhóm cộng đồng và toàn xã hội, thể hiện trình độ nhất định của nền văn hóa pháp lý. Còn đối tƣợng giáo dục pháp luật là những cá nhân công dân, hay những nhóm cộng đồng xã hội cụ thể, tiếp nhận tác động của các loại hoạt động giáo dục pháp luật mà ý thức và hành vi của họ là khách thể của giáo dục pháp luật. Nghĩa là khách thể và đối tƣợng của giáo dục pháp luật là hai phạm trù mang ý nghĩa khác nhau.
- Một số nhà nghiên cứu giáo dục pháp luật khác lại đồng nhất khách thể với đối tƣợng giáo dục pháp luật dựa trên khái niệm về khách thể của Đại Từ điển Tiếng Việt, [105, tr. 478] và theo quan niệm đồng nhất giáo dục của khoa học sƣ phạm. Những ngƣời này cho rằng: "Khách thể (đối tƣợng) giáo dục pháp luật ở đây không phải chỉ là những cá nhân, những nhóm ngƣời chung chung mà còn bao hàm cả những yếu tố bên trong của họ nhƣ nhận thức tình cảm, cảm xúc, hành vi, hành động cụ thể của họ phù hợp với pháp luật" [43, tr. 16].
Theo chúng tôi, giáo dục quyền con ngƣời cũng là một dạng của quan hệ giáo dục, là một dạng của quan hệ xã hội nên nó cũng chứa đựng những yếu tố chung nhất về khái niệm khách thể nhƣ những quan hệ xã hội khác, dạng giáo dục khác. Vì thế, chúng tôi coi khách thể của giáo dục quyền con ngƣời chính là những nhận thức, tình cảm, hành vi hành động của những cá nhân, những tập thể đƣợc hình thành qua hoạt động giáo dục quyền con ngƣời. Hay nói cách khác, nó chính là mục đích, kết quả mà chủ thể giáo dục quyền con ngƣời mong muốn đạt đƣợc khi tác động lên đối tƣợng giáo dục.
Chúng tôi cho rằng, khách thể và đối tƣợng của giáo dục quyền con ngƣời là hai phạm trù khác nhau, không đồng nhất nhƣ quan niệm của một số nhà nghiên cứu về giáo dục pháp luật nêu trên. Vì nếu đồng nhất hai phạm trù này, trƣớc hết thể hiện sự xem nhẹ kết quả mong muốn đạt đƣợc của hoạt động giáo dục quyền con ngƣời. Không thấy hết sự khác biệt về tính chất, vai
trò, quan hệ tác động qua lại giữa khách thể và đối tƣợng của dạng giáo dục này. Trong quan hệ giữa đối tƣợng và khách thể thì đối tƣợng giáo dục có vai trò tiếp nhận sự tác động của hoạt động giáo dục và là cơ sở của sự tồn tại của khách thể khi kết thúc hoạt động giáo dục, và là phƣơng tiện để khách thể thông qua đó mà biểu đạt ra ngoài. Hơn nữa, nếu đồng nhất khách thể với đối tƣợng giáo dục sẽ không cho phép chúng ta xây dựng nội dung, phƣơng pháp giáo dục thích hợp vì mỗi đối tƣợng giáo dục khác nhau luôn chứa đựng những yếu tố đặc thù đòi hỏi phải có nội dung, phƣơng pháp giáo dục thích hợp với yếu tố đặc thù đó. Hoặc không thấy hết đƣợc vai trò tác động trở lại của khách thể đối với đối tƣợng giáo dục khi nó đã hình thành và phát huy hiệu quả.
Sự tác động của hoạt động giáo dục quyền con ngƣời là sự tác động có ý thức, có định hƣớng, có kế hoạch lên đối tƣợng của giáo dục là những cá nhân, tập thể cụ thể, chứ không thể là sự tác động lên khách thể là cái đƣợc hình thành từ hoạt động tác động đó.