Nội dung giáo dục quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 39)

Việc xác định nội dung giáo dục quyền con ngƣời là yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình giáo dục quyền con ngƣời. Nội dung giáo dục quyền con ngƣời dựa trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm của từng đối tƣợng cụ thể, và xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ, mục đích của dạng giáo dục này.

Phạm vi của dạng giáo dục này là rất rộng, có những đặc điểm đặc thù riêng không đồng nhất, không lẫn với các nội dung giáo dục khác, nhƣng nó có thể lồng ghép, đan xen với nội dung giáo dục khác nhƣ giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật (phần liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân).

Theo chúng tôi, nội dung giáo dục quyền con ngƣời bao gồm những vấn đề sau:

- Các thông tin về quyền con ngƣời, bao gồm cả những tuyên ngôn, công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời và ghi nhận đảm bảo của Hiến pháp, pháp luật quốc gia về quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Các quan điểm hiện nay trên thế giới, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, và quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề quyền con ngƣời.

- Lịch sử hình thành và phát triển quyền con ngƣời (cả trên thế giới và Việt Nam).

- Các thông tin về việc thực hiện quyền con ngƣời ở các nƣớc trên thế giới và Việt Nam.

- Các thông tin về kết quả nghiên cứu, hình thức, phƣơng pháp, nội dung, kinh nghiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục quyền con ngƣời của các nƣớc trên thế giới và thực tiễn giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam.

- Các thông tin về giáo dục quyền con ngƣời của Liên Hợp Quốc, của các tổ chức phi chính phủ; quan hệ của Việt Nam với các tổ chức này trong việc thực hiện giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam.

- Các thông tin về sự tác động, ảnh hƣởng về việc giáo dục quyền con ngƣời của các tổ chức quốc tế, của Liên Hợp Quốc và của các nƣớc khác tới công dân Việt Nam.

- Các thông tin về đánh giá của Liên Hợp Quốc, của các quốc gia các về vấn đề thực hiện quyền con ngƣời và hoạt động giáo dục về vấn đề này ở Việt Nam.

- Các thông tin về hệ thống, tổ chức thực hiện giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam, của Liên Hợp Quốc và các nƣớc khác trên thế giới...

Tuy nhiên, không phải bất kỳ đối tƣợng giáo dục nào cũng đòi hỏi đƣợc sự cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin về quyền con ngƣời nêu trên. Và cũng không thể thực hiện giáo dục một cách máy móc, thuần túy chỉ là cung cấp thông tin, mà cần phải lƣu ý tới một thực tiễn, sự tồn tại mâu thuẫn của các thông tin, sự phủ định lẫn nhau của các thông tin và những đặc điểm đặc thù của nội dung giáo dục quyền con ngƣời để có nhận thức đầy đủ, khách quan, chính xác của chủ thể và đối tƣợng giáo dục. Cần phải có sự phân tích, đánh giá một cách khoa học, khách quan về các thông tin để tạo ra nhận thức một cách đúng đắn về vấn đề quyền con ngƣời, tránh tình trạng áp đặt chủ quan, định kiến duy ý chí, dẫn đến sự nhận thức sai lệch hoặc không đạt hiệu quả cao của giáo dục quyền con ngƣời. Vì thế, khi thực hiện giáo dục quyền con ngƣời, cần phải xác định mục đích giáo dục cần đạt đƣợc ở từng đối tƣợng giáo dục, trên cơ sở đó xác định mức độ, từng cấp giáo dục khác nhau cho từng đối tƣợng cụ thể. Theo chúng tôi, trên cơ sở mục tiêu, đặc điểm của đối tƣợng giáo dục quyền con ngƣời, chúng ta có thể phân định nội dung giáo dục quyền con ngƣời thành ba cấp độ khác nhau sau:

- Yêu cầu tối thiểu về nội dung giáo dục quyền con ngƣời cho mọi công dân. Cấp độ này bao gồm những nội dung tối thiểu nhất, phổ thông nhất về quyền con ngƣời phù hợp với đối tƣợng là quảng đại quần chúng nhân dân, nhằm giúp họ hình thành những tri thức tối thiểu, hình thành tình cảm, thói quen đơn giản trong việc thực hiện quyền con ngƣời.

- Yêu cầu riêng về giáo dục quyền con ngƣời theo nhu cầu về ngành, nghề, địa vị xã hội, giới, nhóm xã hội. Nội dung giáo dục quyền con ngƣời ở cấp độ này thƣờng có tính tổng hợp, hệ thống, nền tảng, bao gồm: hệ thống các khái niệm, phạm trù cơ bản của quyền con ngƣời; những tri thức về quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận trong pháp luật quốc gia, quốc tế, những tri thức cơ

bản về xây dựng và đảm bảo quyền con ngƣời; việc xử lý vi phạm quyền con ngƣời...

- Yêu cầu giáo dục có tính chuyên ngành về quyền con ngƣời. Đây là cấp độ cao nhất của giáo dục quyền con ngƣời, bao gồm những tri thức mang tính chuyên sâu về quyền con ngƣời, những vấn đề mang tính chất kỹ năng, kỹ xảo, thao tác nghề nghiệp về quyền con ngƣời... Nội dung giáo dục ở cấp độ này chủ yếu dành cho các đối tƣợng trở thành chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy, các chuyên gia hoạt động trong các tổ chức quốc gia, quốc tế về quyền con ngƣời.

Từ việc xác định phạm vi và mức độ yêu cầu về nội dung giáo dục quyền con ngƣời nêu trên cho thấy, trong thực tiễn, khó có một hình thức hay một chủ thể giáo dục quyền con ngƣời riêng biệt nào có đủ khả năng đáp ứng đƣợc việc truyền tải toàn bộ các yêu cầu phạm vi nội dung để đạt tới mục tiêu giáo dục quyền con ngƣời đặt ra cho từng loại đối tƣợng. Vì thế, cần thiết phải tìm kiếm phối hợp với các chƣơng trình, mục tiêu giáo dục quyền con ngƣời các chủ thể khác nhau để bổ sung, hỗ trợ những ƣu điểm và hạn chế những nhƣợc điểm của từng hình thức, phƣơng tiện giáo dục.

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)