Khái niệm giáo dục quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 33)

Cho đến nay, những vấn đề về lý luận giáo dục quyền con ngƣời ở nƣớc ta vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống.

Để xác định đƣợc đúng bản chất, mục đích, nội dung, phƣơng pháp đối tƣợng của giáo dục quyền con ngƣời trƣớc hết chúng ta cần phải xuất phát từ vấn đề cơ bản của giáo dục, đó là khái niệm giáo dục của khoa học sƣ phạm.

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, khi nghiên cứu về khoa học sƣ phạm, chúng ta cần phải nghiên cứu xem xét cả hai mặt của vấn đề này: nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khoa học giáo dục.

+ Theo nghĩa rộng: có thể hiểu giáo dục là sự ảnh hƣởng, tác động của những điều kiện khách quan đã và đang tồn tại xung quanh đối tƣợng giáo dục nhƣ môi trƣờng sống, chế độ xã hội, truyền thống văn hóa, xã hội, tập quán, phong tục, trình độ phát triển kinh tế, nền văn minh của nhân loại... và sự tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của bản thân con ngƣời đối với đối tƣợng giáo dục.

+ Hiểu theo nghĩa hẹp: giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch cụ thể của chủ thể giáo dục lên đối tƣợng giáo dục (khách thể của quan hệ giáo dục) nhằm đạt đƣợc những kết quả nhất định trong việc truyền bá những kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh và sản xuất, truyền bá những tri thức về tự nhiên, xã hội và tƣ duy mà thế hệ trƣớc đã tích lũy đƣợc cho thế hệ sau.

Nhƣ vậy, cũng nhƣ các lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục quyền con ngƣời cũng đƣợc hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, giáo dục quyền con ngƣời là sự ảnh hƣởng và tác động của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để hình thành nên tri thức tình cảm và hành vi tôn trọng, đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời.

Giáo dục quyền con ngƣời mà luận văn nghiên cứu ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp và đƣợc xác định qua các yếu tố cụ thể sau:

+ Sự hình thành ý thức cá nhân của mỗi con ngƣời là kết quả tất yếu từ một quá tình tác động đan xen qua nhiều yếu tố ảnh hƣởng. Trong các sự tác động này, nhân tố của các điều kiện khách quan chỉ đóng vai trò là những nhân tố ảnh hƣởng mang tính thụ động, còn nhân tố chủ quan đóng vai trò là những nhân tố tích cực mang tính tác động chủ động, tự giác. Nhân tố ảnh hƣởng mang tính thụ động có thể tự phát theo chiều hƣớng này hay chiều hƣớng khác, trong khi đó, nhân tố tác động bao giờ cũng phải là những hành động mang tính tự giác, có ý thức, có kế hoạch, có định hƣớng rõ ràng, cụ thể.

+ Khái niệm giáo dục quyền con ngƣời theo nghĩa hẹp còn có ý nghĩa trong việc phân biệt phạm trù giáo dục quyền con ngƣời với ý thức quyền tự do của con ngƣời. Hai phạm trù này không thể đồng nhất với nhau, nhƣng chúng lại có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Hoạt động giáo dục là sự tác động của nhân tố chủ quan của nhiều chủ thể tạo thành hệ thống các hoạt động có định hƣớng, có tổ chức, có chủ định. Còn sự hình thành ý thức chính là sản phẩm, là kết quả của các ảnh hƣởng của điều kiện khách quan và sự tác động mang tính định hƣớng chủ đích của nhân tố chủ quan. Hay nói khác đi, ý thức quyền con ngƣời là kết quả mong muốn đạt đƣợc của chủ thể giáo dục thông qua hoạt động giáo dục quyền con ngƣời. Việc phân biệt này rất quan trọng, nó giúp ta xác định rõ nội dung, phƣơng pháp, hình thức, phƣơng tiện giáo dục quyền con ngƣời. Chỉ khi xác định đƣợc đúng đắn những vấn đề này và có cách thức vận dụng đúng đắn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng khu vực, từng đối tƣợng giáo dục cụ thể thì kết quả giáo dục mới đạt hiệu quả cao. Nếu xem nhẹ, buông lỏng vấn đề này, sẽ dẫn đến việc các ảnh hƣởng tiêu cực, các yếu tố khách quan sẽ có điều kiện phát sinh, phát triển.

+ Xuất phát từ nghĩa hẹp của khái niệm giáo dục, theo giáo dục học, để xây dựng khái niệm giáo dục quyền con ngƣời, cho phép chúng ta chỉ ra mối quan hệ giữa "cái chung" và "cái riêng" giữa giáo dục quyền con ngƣời và giáo dục nói chung. Trong mối quan hệ này, giáo dục quyền con ngƣời là "cái riêng" mang tính đặc thù, còn giáo dục là "cái chung" mang tính phổ biến. Dƣới góc độ tiếp cận của triết học Mác - Lênin thì cái "riêng" vừa phải mang những đặc điểm chung lại vừa phải mang tính thể hiện những nét đặc thù, nghĩa là giáo dục quyền con ngƣời vừa phải chứa đựng trong nó những đặc điểm chung nhất của quá trình giáo dục, sử dụng các hình thức phƣơng pháp của giáo dục nói chung, lại vừa phải chứa đựng những cái riêng làm nên tính đặc thù của mình. Nét đặc thù của giáo dục quyền con ngƣời khác với các dạng giáo dục khác ở những điểm sau:

- Trƣớc hết, nó phải nhằm mục đích giáo dục riêng. Đây là hoạt động mang tính hƣớng đích, nhằm hình thành tri thức tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với mong muốn, với yêu cầu, quy định của dân tộc, của nhân loại, của thế giới về quyền con ngƣời.

- Nó phải chứa đựng nội dung giáo dục riêng. Đây là sự tác động có định hƣớng với nội dung cơ bản là sự truyền bá tri thức của nhân loại, của dân tộc, những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về quyền con ngƣời, trong đó, các công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời, những quy định của Hiến pháp, pháp luật quốc gia về quyền con ngƣời là cực kỳ quan trọng, mang tính cơ bản, nền tảng.

- Xét trên các yếu tố chủ thể, đối tƣợng, hình thức, phƣơng pháp giáo dục quyền con ngƣời cũng chứa đựng những nét đặc thù riêng biệt. Nó là cả quá trình tác động thƣờng xuyên, liên tục, trên nhiều cấp độ, đối với từng đối tƣợng, là quá trình lâu dài, chứ không phải chỉ là sự tác động một lần của chủ thể lên đối tƣợng giáo dục là đã hoàn tất việc giáo dục. Vì vậy mà nó trở thành quá trình xuyên suốt, kết nối, tác động hỗ trợ qua lại giữa gia đình, nhà trƣờng, xã hội, bạn bè, các tổ chức tập thể lao động, tổ chức Đảng, Nhà nƣớc, đoàn thể xã hội, nhóm xã hội, tổ chức tôn giáo, các sắc tộc, các dân tộc, các quốc gia và tổ chức Liên Hợp Quốc. Nhân tố con ngƣời, bằng hành động của mình đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tác động qua lại giữa một bên là ngƣời giáo dục (chủ thể của quan hệ giáo dục) và một bên là ngƣời chịu sự tác động có tổ chức, có định hƣớng các thông tin về quyền con ngƣời (đối tƣợng của quan hệ giáo dục). Do đó, ngƣời giáo dục cần thiết phải có hiểu biết nhất định về ngƣời đƣợc giáo dục nhƣ: độ tuổi, giới, tôn giáo, sắc tộc, trình độ kiến thức, nhân thân, truyền thống văn hóa, đạo đức, phong tục tập quán, ý thức chính trị, môi trƣờng mà đối tƣợng đang sống, sự tham gia vào các công ƣớc quốc tế, các quy định của Hiến pháp và pháp luật của quốc gia mà đối tƣợng là công dân, điều kiện kinh tế, xã hội nơi đối tƣợng đang sinh sống... và ngƣời

giáo dục còn phải có phƣơng pháp truyền tải thích hợp, là tấm gƣơng, hình mẫu trong việc thực hiện quyền con ngƣời.

Từ những phân tích trên có thể nêu khái niệm giáo dục quyền con ngƣời nhƣ sau: Giáo dục quyền con người là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức về quyền con người; biết tự mình bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của các chuẩn mực pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và tương lai tiến bộ của nhân loại về quyền con người.

Với khái niệm trên, trong điều kiện ở nƣớc ta hiện nay, việc trang bị đầy đủ, đúng đắn những tri thức về quyền con ngƣời, tạo ra tình cảm, thói quen ứng xử theo quy định về quyền con ngƣời cho mọi công dân trong xã hội là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, của các cơ quan chức năng, của các tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức kinh tế, trong đó, trách nhiệm này trƣớc hết và trực tiếp là thuộc về hệ thống các cơ quan có chức năng giáo dục, đào tạo con ngƣời. Con ngƣời không có tổ chức định hƣớng giáo dục về quyền con ngƣời trong hoạt động của mình là trái với bản chất của giáo dục của xã hội dân chủ, của nhà nƣớc pháp quyền, và vì thế, không thể có đƣợc ý thức quyền con ngƣời ở cá nhân con ngƣời.

Mục đích của giáo dục quyền con người:

Nếu nhƣ mục đích chung của giáo dục trong khoa học sƣ phạm, theo nghĩa hẹp nhằm đạt đƣợc ba mục đích đó là: mục đích nhận thức, mục đích cảm xúc, mục đích hành vi và thói quen xử sự, thì theo chúng tôi, giáo dục quyền con ngƣời cũng có những mục đích tƣơng tự cơ bản sau:

- Cung cấp đầy đủ, đúng đắn những tri thức về vấn đề quyền con ngƣời, trên bình diện quốc gia, quốc tế; trong mối quan hệ giữa dân tộc và nhân loại, và những xu hƣớng phát triển của tri thức nhân loại về vấn đề này trong tƣơng

lai trên cơ sở đòi hỏi của các đối tƣợng giáo dục khác nhau, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

- Hình thành tình cảm, lòng tin vào các quy định của pháp luật quốc tế, quốc gia về quyền con ngƣời.

- Xây dựng sự vững chắc của các thói quen, ứng xử theo yêu cầu, nội dung đòi hỏi của quyền con ngƣời.

Sự phân chia này của chúng tôi chỉ mang tính tƣơng đối, nhằm cho phép xác định, tính toán chính xác hơn những đặc thù của giáo dục quyền con ngƣời trong tổng thể hệ thống các dạng giáo dục thống nhất, cho phép tính toán áp dụng hợp lý các hình thức, phƣơng tiện, cách thức giáo dục khác nhau để đạt đƣợc hiệu quả cuối cùng cao nhất của yêu cầu giáo dục quyền con ngƣời.

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 33)