QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở NƢỚC TA
3.2.2.3. Xác định đúng đắn các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng giáo dục
hợp với từng đối tượng giáo dục
- Nhƣ ở phần trên chúng tôi đã nêu, các đối tƣợng giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam rất đa dạng. Mỗi đối tƣợng có những điều kiện, khả năng khác nhau để tham gia, tiếp nhận nội dung của dạng giáo dục này. Do đó, theo chúng tôi mỗi nhóm đối tƣợng giáo dục cụ thể chúng ta cần thiết phải xây dựng một hình thức, phƣơng pháp giáo dục riêng, thích hợp với điều kiện, khả năng của họ. Hình thức, phƣơng pháp này phải đảm bảo truyền tải nội dung giáo dục đã đƣợc xây dựng riêng cho từng đối tƣợng, một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng ngay vào thực tiễn cuộc sống. Nhƣ đối với dân tộc thiểu số, chúng ta cố gắng dịch nội dung giáo dục sang tiếng của họ. Dân tộc nào có chữ viết thì thực hiện cả dịch viết và dịch nói, dân tộc nào không có chữ viết thì diễn giải nội dung giáo dục bằng chính ngôn ngữ của họ. Đội ngũ tuyên truyền, giáo dục cho dân tộc thiểu số là chính những già làng, trƣởng bản, những ngƣời dân tộc có trình độ học vấn đã đƣợc đào tạo trở thành cốt cán. Hình thức giáo dục có thể thông qua các hoạt động văn hóa của làng, xã, bằng tranh ảnh, panô, áp phích, tờ rơi, đài truyền thanh, đài phát thanh truyền hình, phim và các loại hình nghệ thuật khác.
Đối với ngƣời mù chữ, thất học, trẻ em lang thang, lại cần tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục qua các hình thức tranh ảnh, tờ rơi, phƣơng tiện phát thanh, truyền hình...
Ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa điều kiện đi lại khó khăn, ít có điều kiện thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục mang tính tập trung. Chúng ta có thể in ấn tài liệu, tranh ảnh, tờ rơi có hình thức đẹp, dễ hiểu và giao cho các tổ chức đoàn thể quần chúng, chính quyền địa phƣơng phát cho từng hộ gia đình để họ bƣớc đầu có điều kiện tiếp cận, làm quen với nội dung giáo dục.