Tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 113)

QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở NƢỚC TA

3.2.2.5. Tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

tiện thông tin đại chúng

Kết quả thăm dò ý kiến của thanh thiếu niên các tỉnh phía Nam về "Thanh thiếu niên và quyền trẻ em" do Viện Nghiên cứu giáo dục đào tạo

phía Nam, Hội đồng Đội Thành phố Hồ Chí Minh, Radda Barnen phối hợp thực hiện cho thấy, bình quân có đến 43,7% trẻ em đƣợc hỏi cho biết đã nhận biết về quyền trẻ em từ các phƣơng tiện truyền thông, trong khi nhận biết từ cha mẹ chỉ chiếm 13,9%, từ thầy cô giáo chiếm 24,2%, từ bạn bè chiếm 3,6%, từ ngƣời thân chỉ chiếm 4,4% (xem phụ lục). Báo cáo tham luận của Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam tại hội thảo "Thành tựu về quyền con ngƣời của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới", cũng đánh giá công tác truyền thông, vận động xã hội là một trong những biện pháp quan trọng để tuyên truyền, phổ biến công ƣớc và luật quốc gia. Trong khi đó, dự án truyền thông - tuyên truyền Việt Nam - UNICEF về quyền trẻ em giai đoạn 2001 - 2005 (ký ngày 8/10/2001 với tổng ngân sách 3.442.000 USD) mới chỉ nhằm đảm bảo cho 80% số cán bộ lãnh đạo địa phƣơng, 40% số gia đình, 40% số trẻ em trong các trƣờng học trên toàn quốc đƣợc thông tin và tham gia các hoạt động thực hiện quyền trẻ em và 40% số gia đình và trẻ em của 10 huyện đƣợc lựa chọn trong số 66 huyện trọng điểm đƣợc tham dự các hoạt động truyền thông về quyền trẻ em tại địa phƣơng và các bộ tài liệu truyền thông cung cấp đến 100% số xã trong 66 huyện trọng điểm [46].

Vì vậy, chúng tôi cho rằng, để hỗ trợ cho các hình thức, phƣơng pháp giáo dục khác, cần phải tăng cƣờng đầu tƣ, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, thông tin về quyền con ngƣời trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Nhà nƣớc cần có chính sách đầu tƣ nguồn lực, kỹ thuật thích hợp cho các cơ quan thông tin tuyên truyền, đặc biệt các cơ quan phát thanh truyền hình, báo chí để các cơ quan này có khả năng, điều kiện thực hiện hoạt động của mình mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ. Bản thân các cơ quan thông tin đại chúng phải coi hoạt động tuyên truyền giáo dục nói chung và giáo dục quyền con ngƣời nói riêng là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình từ đó xây dựng các chuyên mục, chƣơng trình thƣờng xuyên, liên tục và rộng khắp cho hoạt động này.

Nên dành riêng chuyên mục "nhân quyền của bạn" trên đài truyền hình, đài phát thanh và cả báo chí với nội dung phong phú, đa dạng phù hợp với mọi đối tƣợng và lứa tuổi khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 113)