Đổi mới nhận thức về giáo dục quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 100)

QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở NƢỚC TA

3.2.1.1. Đổi mới nhận thức về giáo dục quyền con ngườ

Để từng bƣớc giải quyết các tồn tại, hạn chế nhằm nhanh chóng nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con ngƣời, trƣớc hết chúng ta phải có cách nhìn mới, quan niệm mới về giáo dục quyền con ngƣời.

Trƣớc hết, chúng ta cần phải khắc phục tƣ tƣởng, nhận thức coi giáo dục quyền con ngƣời là hoạt động trái với bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là hoạt động xâm hại đến lợi ích của chủ nghĩa xã hội. Khắc phục tƣ tƣởng, nhận thức cho rằng quyền con ngƣời là giá trị xã hội gắn liền với chủ nghĩa tƣ bản. Thực hiện dòng giáo dục này sẽ dẫn đến sự lợi dụng của các thế lực thù địch và tay sai đối với một bộ phận công chúng trong xã hội, trách nhiệm của chúng ta là phải làm cho nhân dân hiểu rõ bản chất, nội dung của quyền con ngƣời, làm cho nhân dân thấy rằng đây chính là thành quả đấu tranh của cả nhân loại, là mục tiêu của cách mạng vô sản, là bản chất của chế độ ta. Từ đó xây dựng nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng thái độ của công chúng đối

quyền và nghĩa vụ của mình trƣớc chính bản thân mình, trƣớc cộng đồng, dân tộc và nhân loại. Hình thành ý thức, tình cảm hành vi nhân quyền và nền văn hóa nhân quyền trong việc xây dựng, thực hiện đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nƣớc trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta. Chúng ta cần phải nhìn nhận trực diện vào vấn đề. Phải đánh giá đúng yêu cầu, tính chất của hoạt động giáo dục này để tạo tiền đề cho hoạt động đƣợc thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn.

- Khắc phục tƣ tƣởng tách rời giáo dục quyền con ngƣời với quyền công dân. Cần phải gắn chặt việc giáo dục hai nội dung này với nhau, cái này là tiền đề cho nhận thức cái kia trong mối quan hệ biện chứng. Nếu không sẽ dẫn đến nhận thức phiến diện, chủ quan.

- Cần khắc phục tƣ tƣởng coi giáo dục quyền con ngƣời là một bộ phận của giáo dục chính trị, tƣ tƣởng; giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Coi sự hình thành ý thức quyền con ngƣời chỉ là "sản phẩm phụ" của quá trình giáo dục chung. Giáo dục quyền con ngƣời phải đƣợc thực hiện đồng thời trong mối quan hệ biện chứng, gắn kết chặt chẽ với giáo dục chính trị, tƣ tƣởng; giáo dục đạo đức; giáo dục pháp luật và các dạng giáo dục khác và phải đƣa công chúng vào các hoạt động có tính thực hành chính trị - xã hội.

- Việc giáo dục quyền con ngƣời phải mang tính hệ thống và toàn diện, phải đƣợc thực hiện rộng rãi trong toàn bộ công chúng, cho mọi đối tƣợng trên phạm vi quốc gia, trong đó cần có sự ƣu tiên đối với các đối tƣợng có hoàn cảnh đặc biệt, đối với các nhóm đối tƣợng trong các tổ chức tôn giáo, đồng bào dân tộc ít ngƣời ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện sống, đi lại, sinh hoạt khó khăn. Việc giáo dục quyền kinh tế, văn hóa, xã hội phải gắn liền với giáo dục quyền dân sự, chính trị, và các công ƣớc, điều ƣớc quốc tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền con ngƣời, các công ƣớc này phải đƣợc thực hiện đồng thời, trong mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục quyền công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Tránh tình

trạng chỉ tập trung giáo dục một vài công ƣớc quốc tế liên quan đến quyền của một nhóm ngƣời trong xã hội nhƣ hiện nay.

- Phải coi giáo dục quyền con ngƣời là một dạng giáo dục độc lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục. Khắc phục tình trạng chỉ thực hiện theo dự án hoặc khi có kinh phí. Dạng giáo dục này phải đƣợc coi là một môn học độc lập trong chƣơng trình giáo dục chính khóa của hệ thống giáo dục Việt Nam từ cấp tiểu học đến đại học. Nội dung của nó có thể thực hiện đan xen với nội dung của các dạng giáo dục khác. Đồng thời, việc giáo dục quyền con ngƣời trong các trƣờng học phải đƣợc coi là một trong các hình thức giáo dục quyền con ngƣời chủ yếu, quan trọng, phổ biến và có hiệu quả sâu rộng nhất.

Chúng ta phải nhận thức từng việc giáo dục quyền con ngƣời trong hệ thống giáo dục và đào tạo có ý nghĩa mang tầm chiến lƣợc trong suốt cả quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, là bộ phận đặc biệt quan trọng của chiến lƣợc con ngƣời hiện nay của Đảng và Nhà nƣớc ta. Vì vậy đổi mới tƣ duy giáo dục quyền con ngƣời trong hệ thống giáo dục và đào tạo "phải bám sát mục tiêu giáo dục là hình thành và phát huy toàn diện nhân cách, đào tạo con ngƣời có lòng yêu nƣớc và lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của loài ngƣời" [88, tr. 120].

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)