Bảo đảm các điều kiện kinh phí, vật chất phục vụ hoạt động giáo dục quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 116 - 119)

QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở NƢỚC TA

3.2.2.7. Bảo đảm các điều kiện kinh phí, vật chất phục vụ hoạt động giáo dục quyền con ngườ

giáo dục quyền con người

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong thực hiện giáo dục quyền con ngƣời. Tuy nhiên, hoạt động này còn mang tính thụ động, phụ thuộc và kết quả chƣa cao. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhƣng trong đó có một nguyên nhân quan trọng là nguồn ngân sách nhà nƣớc dành cho hoạt động này còn rất hạn chế.

Hiện nay kinh phí phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục, hội thảo khoa học quyền con ngƣời chủ yếu là bằng tài trợ quốc tế. Vì vậy, để tạo ra đƣợc nguồn lực cần thiết đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục quyền con ngƣời, quyền công dân trong thời gian tới, hàng năm Nhà nƣớc cần có kế hoạch phân bổ một khoản kinh phí thích ứng cho hoạt động này.

KẾT LUẬN

1. Giáo dục quyền con ngƣời là sự tác động của nhân tố chủ quan đƣợc định hƣớng trong toàn bộ hoạt động của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể quần chúng; các tổ chức của Liên Hợp Quốc, tổ chức chính phủ, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ bằng nhiều hình thức, phƣơng pháp khác nhau nhằm từng bƣớc đƣa vấn đề quyền con ngƣời vào thực tiễn cuộc sống, góp phần nâng cao dân trí, và tạo lập nền "văn hóa nhân quyền" cho cán bộ, nhân dân, và cho toàn thể xã hội, toàn thể nhân loại.

2. Giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam đến nay vẫn còn là hoạt động mang tính mới mẻ và nhạy cảm nhƣng có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ; đối với sự nghiệp xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và là cơ sở để quần chúng nhân dân hình thành nhận thức đúng đắn về quyền con ngƣời, quyền công dân, là cơ sở để chống lại hoạt động lợi dụng chiêu bài "nhân quyền" của các nƣớc phƣơng Tây và các thế lực thù địch sử dụng chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Là cơ sở để củng cố niềm tin của quần chúng với Đảng, Nhà nƣớc.

3. Giáo dục quyền con ngƣời cần thiết phải đƣa vào hệ thống giáo dục và đào tạo nhà nƣớc và là chƣơng trình đào tạo chính khóa nhƣ một môn khoa học độc lập thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Môn học này có quan hệ khăng khít và có thể lồng ghép trong nội dung giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật, giáo dục văn hóa... có cùng mục đích hình thành nhân cách và ý thức công dân cho học sinh, sinh viên, các đối tƣợng giáo dục khác.

4. Việc tổ chức giáo dục quyền con ngƣời phải xuất phát từ tính đặc thù của nó, phải có sự kết hợp giữa hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng với ngoài nhà trƣờng, kết hợp các hoạt động mang tính quốc gia với các hoạt động mang tính quốc tế, khu vực, các tổ chức phi chính phủ. Phải kế thừa kinh nghiệm của Việt Nam của nƣớc và của tổ chức Liên Hợp Quốc trên cơ

sở tăng cƣờng, mở rộng quan hệ có các tổ chức này. Thực hiện hoạt động giáo dục này theo hƣớng kết hợp cả hai phƣơng thức:

Một là, bằng các giải pháp tình thế để giải quyết vác vấn đề cấp bách, trƣớc mắt, tạo điều kiện cần thiết cho việc giáo dục quyền con ngƣời trên cơ sở thực trạng hiện có.

Hai là, bằng các biện pháp lâu dài nghiên cứu khoa học cơ bản, có hệ thống nhằm hoàn thiện mục tiêu, yêu cầu. Chƣơng trình giáo dục, chuẩn hóa các chƣơng trình nội dung, giáo trình sách, tài liệu, ấn phẩm văn hóa, phƣơng pháp hình thức giảng dạy - giáo dục và đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên trách trong nhà trƣờng, đội ngũ cốt cán trong các cơ quan, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng... 5. Giáo dục quyền con ngƣời là một quá trình lâu dài, liên tục. Đòi hỏi phải có sự tập trung chỉ đạo, tập trung quản lý, điều phối các quan hệ, hoạt động. Đòi hỏi phải tiến hành từng bƣớc, không chủ quan, nóng vội, hình thức. Phải thực hiện toàn diện giáo dục quyền con ngƣời và phải đƣợc thực hiện cho mọi đối tƣợng trong đó cần tập trung ƣu tiên đối với các đối tƣợng thanh thiếu niên, nhi đồng, phụ nữ, dân tộc ít ngƣời. Phải nghiên cứu tìm tòi tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Kết hợp hài hòa giữa mục tiêu ổn định lau dài với các nhiệm vụ cụ thể trƣớc mắt, trong đó không loại trừ việc thử nghiệm thông qua các "dự án", các "điểm chỉ đạo", và qua các hoạt động hội nghị, hội thảo ngoài kế hoạch định trƣớc.

6. Xuất phát từ vai trò của giáo dục quyền con ngƣời trong việc tạo lập nền "văn hóa nhân quyền quốc gia" và nền "văn hóa nhân quyền toàn cầu", việc thực hiện hoạt động giáo dục này là chƣơng trình mang tính chất quốc gia và quốc tế, đáp ứng đòi hỏi khách quan và cấp bách. Thực hiện chƣơng trình này là trách nhiệm của các chủ thể giáo dục mà trƣớc hết là nhà trƣờng, gia đình, xã hội. Đồng thời phải có sự quan tâm và đầu tƣ thích ứng của Đảng, Nhà nƣớc.

7. Đây là hoạt động mang tính rộng lớn, lâu dài, phức tạp và nhạy cảm vì vậy cần thiết phải có hệ thống văn bản pháp luật quy định về tổ chức thực hiện dạy giáo dục này và cần có một cơ quan quản lý duy nhất nhằm đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý tổ chức thực hiện, tiếp nhận điều phối các quan hệ quốc tế tập trung, thống nhất.

Một phần của tài liệu Giáo dục quyền con người ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 116 - 119)