Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về hoàn thiện pháp luật năng lƣợng nguyên tử

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 127)

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

3.1.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về hoàn thiện pháp luật năng lƣợng nguyên tử

c. Luật bảo vệ thực thể hạt nhân và tình huống khẩn cấp về phóng xạ

3.1.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về hoàn thiện pháp luật năng lƣợng nguyên tử

PHÁP LUẬT NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ - GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT

3.1. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về hoàn thiện pháp luật năng lƣợng nguyên tử năng lƣợng nguyên tử

Như trên đã phân tích, việc nghiên cứu xây dựng và thực thi pháp luật về năng lượng nguyên tử ở các nước trên thế giới đang ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào sự phát triển nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử ở từng quốc gia cụ thể. Theo những nghiên cứu của IAEA được đúc kết trong Sách hướng dẫn xây dựng luật hạt nhân thì tất cả các nước chưa có điện hạt nhân, các nước phát triển điện hạt nhân và các cường quốc có vũ khí hạt nhân dẫn đều có điểm chung trong xây dựng luật là phải phù hợp với hiến pháp và hệ thống chính trị, pháp luật của mỗi quốc gia, có xem xét đến các điều ước quốc tế.

Một số quốc gia chọn phương pháp xây dựng một luật NLNT toàn diện như Hàn Quốc, Luật Hàn quốc được hoàn thiện bằng một bộ các quy định điều chỉnh tất cả các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, tuy nhiên những vấn đề không hẳn là trọng tâm liên quan đến an toàn hạt nhân như trách nhiệm pháp lý hạt nhân...vẫn có thể được quy định tại những luật khác.

Một số quốc gia khác chọn phương pháp xây dựng những luật riêng rẽ cho các hoạt động khác nhau và cũng cần các quy định bổ sung như Nhật. Tóm lại, các nước tự lựa chọn biện pháp xây dựng luật năng lượng nguyên tử phù hợp cho mình và tuỳ theo những bất cập thể hiện sau quá trình thực thi luật và những phát triển mới trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử mà tiến hành sửa đổi bổ sung các quy định cần thiết hoặc xây dựng một luật mới.

126

Tất cả những nghiên cứu trên cho thấy Luật Năng lượng nguyên tử của Việt Nam phải đúc rút được những kinh nghiệm xây dựng luật từ các nước để tránh phải sửa đổi quá nhiều và dễ dàng trong thực thi, đó là xây dựng một Luật toàn diện vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo an toàn và bao trùm cả các quy định cần thiết về ứng phó sự cố, tai nạn bức xạ hạt nhân, tránh nhiệm đền bù thiệt hại hạt nhân và tuân thủ nghĩa vụ quốc tế.

Sách hướng dẫn xây dựng luật hạt nhân và Luật mẫu của IAEA đã đúc rút kinh nghiệm từ lịch sử phát triển của hệ thống luật pháp điều chỉnh các hoạt động hạt nhân trên toàn thế giới trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Điều đó phản ánh quá trình lâu dài bền bỉ của IAEA trong việc phát triển một sự đồng thuận về cách xử lý các vấn đề kỹ thuật và các vấn đề quản lý theo khuôn khổ luật pháp bao trùm các hoạt động liên quan đến hạt nhân sao cho tốt nhất. Nội dung được trình bày ở hai tài liệu này bao trùm những yếu tố cơ bản cho người soạn thảo hoặc quan chức của cơ quan lập pháp trong việc xây dựng và áp dụng luật NLNT. Các nhà làm luật Năng lượng nguyên tử Việt Nam cần sử dụng tài liệu hướng dẫn của IAEA làm cơ sở định hướng cho công tác soạn thảo. Tuy nhiên vì IAEA chỉ chú trọng về mặt an toàn và an ninh như đã nêu ở trên nên mỗi nước cũng như Việt Nam cần xây dựng cho riêng mình những quy định thúc đẩy phát triển lĩnh vực NLNT nhằm đạt hiệu quả cao, phục vụ lợi ích và sự phát triển của Quốc gia.

Ở Việt Nam, trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình như đã nêu trên, thì quá trình xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử của Việt Nam được soạn thảo theo tinh thần quán triệt các quan điểm cơ bản sau:

- Thể chế hóa kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình.

127

- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử đóng góp hiệu quả trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Coi phát triển điện hạt nhân là một giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển bền vững và tăng cường tiềm lực khoa học - công nghệ - công nghiệp của đất nước.

- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho con người, môi trường và an ninh xã hội trong ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử.

- Kế thừa các quy định hiện hành về năng lượng nguyên tử đã được thực tiễn kiểm nghiệm; tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật của các nước và vận dụng phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.

Trên tinh thần đó, ngày 03 tháng 6 năm 2008 Quốc hội đã thông qua Luật Năng lượng nguyên tử. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Luật Năng lượng nguyên tử gồm XI chương, 93 điều. Bao gồm: Chương I. Những quy định chung (gồm 12 điều, từ Điều 1 đến Điều 12); Chương II. Các biện pháp đẩy mạnh phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (gồm 6 điều, từ Điều 13 đến Điều 18); Chương III. An toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân (gồm 16 điều, từ Điều 18 đến Điều 33); Chương IV. Cơ sở bức xạ (gồm 3 điều từ Điều 34 đến Điều 36); Chương V. Cơ sở hạt nhân (gồm 21 điều, từ Điều 37 đến Điều 57); Chương VI. Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ (gồm 2 điều, từ Điều 58 đến Điều 59); Chương VII. Vận chuyển và nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân (gồm 8 điều, từ Điều 60 đến Điều 67); Chương VIII. Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (gồm 4 điều, từ Điều 68 đến Điều 71); Chương IX. Khai báo và cấp giấy phép (gồm 10 điều, từ Điều 72 đến Điều 81); Chương X. ứng phó sự cố, bồi thường thiệt

128

hại bức xạ, hạt nhân (gồm 10 điều, từ Điều 82 đến Điều 91); Chương XI. Điều khoản thi hành (gồm 02 điều, từ Điều 92 đến Điều 93).

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 127)