Luật mẫu của IAEA về xây dựng luật năng lượng nguyên tử

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 76)

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

2.1.2.1. Luật mẫu của IAEA về xây dựng luật năng lượng nguyên tử

75

Cùng với cuốn Sách hướng dẫn về xây dựng luật năng lượng nguyên tử, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA còn ban hành Luật mẫu về xây dựng luật năng lượng nguyên tử cho các quốc gia. Mục đích của các quy định trong Luật mẫu nhằm cho phép sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, bảo vệ dân chúng, xã hội và môi trường khỏi tác hại bức xạ ion hoá, thiết lập cơ quan pháp quy nhằm bảo đảm thi hành mục đích của Luật và phù hợp với các điều ước quốc tế. Luật mẫu gồm 15 chương và 112 điều bao gồm:

Chương I. Những quy định chung

Quy định mục đích, phạm vi điều chỉnh, các hành vi bị nghiêm cấm, giải thích từ ngữ

Chương II. Cơ quan pháp quy

Quy định thành lập cơ quan pháp quy, nguồn nhân lực và tài chính, chức năng và nhiệm vụ của cơ quan pháp quy, hội đồng tư vấn.

Chương III. Cấp phép, thanh tra và bảo đảm thi hành

Quy định yêu cầu đối với giấy phép, luận chứng cho các hoạt động hoặc công việc được cấp phép, quy trình cấp phép, đình chỉ, sửa đổi, thu hồi hoặc từ bỏ giấy phép, trách nhiệm của người giữ giấy phép, các quy định về thanh tra, bảo đảm thi hành và xử phạt.

Chương IV. Bảo vệ bức xạ

Quy định Các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ bức xạ, kiểm soát đối với bảo vệ bức xạ, yêu cầu bảo vệ bức xạ đối với giấy phép và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ bức xạ

Chương V. Nguồn phóng xạ và vật liệu phóng xạ

Quy định kiểm soát đối với nguồn phóng xạ, trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh đối với nguồn phóng xạ, danh sách quốc gia về nguồn phóng xạ, xuất khẩu và nhập khẩu nguồn phóng xạ, nguồn vô chủ

76

Yêu cầu đối với việc cấp giấy phép, trách nhiệm của tổ chức vận hành, Quy trình lựa chọn địa điểm lò phản ứng hạt nhân, Đánh giá chi tiết địa điểm xây dựng lò phản ứng hạt nhân, đánh giá trước khi xây dựng lò phản ứng hạt nhân, đánh giá việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân, đánh giá trước khi vận hành lò phản ứng hạt nhân, đánh giá trước vận hành thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân, đánh giá trước khi vận hành với công suất thiết kế, đánh giá quy trình vận hành của lò phản ứng hạt nhân, tham gia của công chúng, quy định về lò phản ứng nghiên cứu, các quy định về tháo dỡ và yêu cầu đối với người vận hành.

Chương VII. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó sự cố

Quy định kế hoạch ứng phó khẩn cấp, kế hoạch quốc gia đối với ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân, ứng phó khẩn cấp tại biên giới

Chương VIII. Khai thác và chế biến vật liệu phóng xạ

Quy định về khai thác và chế biến quặng phóng xạ, hồ sơ cấp phép,

trách nhiệm của người được cấp phép

Chương IX. Vận chuyển

Quy định về vận chuyển vật liệu phóng xạ, yêu cầu để được cho phép cho vận chuyển vật liệu phóng xạ

Chương X. Chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng

Quy định về chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, nguyên tắc chung, yêu cầu cấp phép đối với việc quản lý chất thải phóng xạ, trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh đối với chất thải phóng xạ và xuất nhập khẩu chất thải phóng xạ.

Chương XI. Trách nhiệm pháp lý hạt nhân và bồi thường

Bao gồm định nghĩa, trách nhiệm của người vận hành, giới hạn trách nhiệm pháp lý, quyền khởi kiện bồi thường, thứ tự bồi thường, thẩm quyền xét xử, miễn trách nhiệm bồi thường.

77

Chương XII. Bảo đảm

Quy định áp dụng bảo đảm, hợp tác trong việc áp dụng thanh sát, đi lại của thanh tra viên quốc tế, hệ thống kiểm toán nhà nước và kiểm soát vật liệu hạt nhân (SSAC), thông tin bổ sung về kiểm soát và kiểm toán vật liệu hạt nhân

Chương XIII. Kiểm soát xuất nhập khẩu

Đối tượng kiểm soát xuất nhập khẩu, thẩm quyền kiểm soát xuất nhập khẩu, nghiêm cấm chuyển giao trái phép, giấy phép, tiêu chuẩn cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

Chương XIV. An ninh hạt nhân, bảo vệ thực thể và chống chuyển giao bất hợp pháp

Quy định về chính sách chống lại các vụ nổ hạt nhân và phát tán phóng xạ, bảo vệ thực thể, trách nhiệm bảo vệ thực thể của người được cấp giấy phép, hành vi vi phạm liên quan đến vật liệu hạt nhân, vật liệu phóng xạ, thẩm quyền xét xử, dẫn độ, hình phạt, hợp tác quốc tế và trợ giúp.

Chương XV. Điều khoản thi hành

Như vậy, cùng với cuốn Sách Hướng dẫn xây dựng luật hạt nhân, Luật mẫu của IAEA đã đúc rút kinh nghiệm từ lịch sử phát triển của hệ thống luật pháp điều chỉnh các hoạt động hạt nhân trên toàn thế giới trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Điều đó phản ánh quá trình lâu dài bền bỉ của IAEA trong việc phát triển một sự đồng thuận về cách xử lý các vấn đề kỹ thuật và các vấn đề quản lý theo khuôn khổ luật pháp bao trùm các hoạt động liên quan đến hạt nhân sao cho tốt nhất. Nội dung được trình bày ở hai tài liệu này bao trùm những yếu tố cơ bản cho người soạn thảo hoặc quan chức của cơ quan lập pháp trong việc xây dựng và áp dụng luật năng lượng nguyên tử. Tuy nhiên vì IAEA chỉ chú trọng về mặt an toàn và an ninh như đã nêu ở trên nên mỗi nước cũng như Việt Nam cần xây dựng cho riêng mình những quy định thúc

78

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)