Công ước trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc tai nạn phóng xạ

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 71 - 73)

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

2.1.1.9.Công ước trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc tai nạn phóng xạ

nạn phóng xạ

Cũng như sự ra đời của Công ước thông báo nhanh sự cố hạt nhân, có thể nói sự ra đời của Công ước này là một hệ quả từ những bài học thực tiễn trong quá trình ứng phó quốc tế với những tai nạn hạt nhân trong quá khứ, đặc biệt là thảm hoạ Trecnobưn xảy ra năm 1986 tại Liên Xô cũ.

Tại phiên họp Hội đồng Thống đốc của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA ngày 16/9/1987, Ban thư ký đã thông báo kế hoạch xây dựng Bản Hướng dẫn kỹ thuật về Thông báo nhanh và Trợ giúp (ENATOM), nhằm hướng dẫn IAEA, các tổ chức quốc tế liên quan, các nước tham gia công ước cũng như các quốc gia thành viên về những thủ tục thông báo hay yêu cầu trợ giúp. Năm 2000, sau một thời gian dài xây dựng và sửa đổi nhiều lần, bản ENATOM mới nhất đã được công bố với những nội dung cơ bản liên quan: nêu rõ việc phân chia thang sự cố đối với các cơ sở hạt nhân; chỉ ra các thông tin cơ bản cần thông báo cho mục đích trợ giúp kỹ thuật; xây dựng tiêu chuẩn về hệ thống sẵn sàng ứng phó sự cố; nâng cấp các kỹ thuật thông tin liên lạc.

Với mục tiêu nhằm nâng cao hơn nữa năng lực ứng phó cũng như sự tham gia tích cực hơn của các quốc gia, đặc biệt trong trường hợp tham gia phối hợp quốc tế trong tình huống khẩn cấp về hạt nhân hay bức xạ, hội nghị lần thứ nhất các Đại diện quốc gia của các nước thành viên công ước đã được tổ chức tại trụ sở IAEA-Viên, 6/2001. Hội nghị đã khẳng định rằng các Công ước về Thông báo nhanh và Trợ giúp đã thiết lập được một cơ chế phối hợp nhằm đảm bảo trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc thông báo, trao đổi thông tin, trợ giúp kỹ thuật.

Nhận thức được lợi ích của việc tham gia các Công ước về Thông báo nhanh và Trợ giúp, Việt Nam đã sớm ký kết các Công ước này. Công ước về

70

trợ giúp trong trường hợp có tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ

(Convention on Assistance in the Case of Nuclear Accident or Radiological

Emergency) thông qua ngày 26/9/1986; có hiệu lực từ ngày 27/2/1987. Tính

đến ngày 24/12/2008, có 102 nước tham gia Công ước. Việt Nam tham gia Công ước ngày 29/9/1987.

Có thể nói những lợi ích tiềm tàng của việc tham gia các Công ước này đó là việc có được những thông tin sớm nhất về các nguy cơ chịu tác động vượt qua biên giới của các tai nạn hạt nhân hay sự cố bức xạ từ những nước xung quanh. Đặc biệt trong bối cảnh các nước trong khu vực như Trung quốc, Hàn quốc, Đài loan, Ân độ, Pakistan có sự phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp hạt nhân. Việc tiếp nhận các thông tin cảnh báo sớm sẽ giúp cho chúng ta kịp thời có được các biện pháp ứng phó nhằm ngăn ngừa tác động có hại trong nước. Ngoài ra việc tham gia Công ước sẽ giúp chúng ta bằng các mối quan hệ hợp tác song phương cũng như đa phương giữa các nước thành viên học hỏi thêm kinh nghiệm, tăng cường được tiềm lực kỹ thuật cũng như năng lực quản lý và ứng phó xử lý trong trường hợp khẩn cấp về bức xạ.

Một trường hợp cụ thể, khi xảy ra tai nạn bức xạ trên máy gia tốc Microtron tại Viện Khoa học Việt Nam năm 1992, thông qua sự trợ giúp quốc tế trong khuôn khổ Công ước Trợ giúp, nạn nhân của tai nạn đã được chữa trị bởi những chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm nhất tại Pháp.

- Thiết lập một khuôn khổ hợp tác quốc tế giữa các Quốc gia thành viên với IAEA nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hỗ trợ nhanh trong trường hợp xảy ra tai nạn hạt nhân hoặc trong tình thế khẩn cấp về phóng xạ.

- Quy định các Quốc gia thành viên có nghĩa vụ thông báo cho IAEA danh sách các chuyên gia, thiết bị và các phương tiện sẵn có để cung cấp sự trợ giúp. Trong trường hợp nhận được yêu cầu, mỗi Quốc gia thành viên sẽ

71

quyết định xem họ có khả năng đáp ứng yêu cầu trợ giúp hay không, và nếu có thì theo phương thức nào.

- IAEA đóng vai trò là cầu nối, chuyển các thông tin, đặc biệt là thông tin về các phương tiện sẵn có của các Quốc gia cũng như của chính Cơ quan này.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 71 - 73)