Hệ thống Luật Năng lƣợng nguyên tử Nhật Bản 1 Khái quát chung

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 94 - 96)

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

h. Tiêu chuẩn về vận hành nhà máy điện hạt nhân (NS-R-2)

2.2.2.1. Hệ thống Luật Năng lƣợng nguyên tử Nhật Bản 1 Khái quát chung

2.2.2.1.1. Khái quát chung

Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển nhưng là một nước không giàu tài nguyên nên việc tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng ổn định là một vấn đề sống còn của Nhật Bản. Do vậy, Nhật Bản đã tìm chỗ dựa vào nguồn năng lượng nguyên tử - nguồn năng lượng được sản xuất trong nước. Việc xây dựng cơ cấu cung cấp năng lượng với tính an toàn và hiệu quả kinh tế cao, gây ít thiệt hại đối với con người và môi trường là một chủ đề quan trọng trong chính sách năng lượng của Nhật Bản, nước đang tiêu thụ nhiều năng lượng trong khi có ít nguồn tài nguyên năng lượng.

Do có các đặc điểm vượt trội về nguồn cung cấp ổn định, hoạt động kinh tế và gây ít gánh nặng đối với môi trường, việc sản xuất điện hạt nhân đang đóng vai trò là một trong những nguồn năng lượng chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng ở Nhật Bản. Với những phân tích xác đáng về ưu và nhược điểm của ngành năng lượng nguyên tử, Nhật Bản đã tiến những bước vững chắc trên con đường phát triển điện hạt nhân. Năm 1966, Nhật Bản cho khởi động tổ máy phát điện thương mại đầu tiên. Tính đến nay số tổ máy phát điện nguyên tử đang hoạt động là 53 và cung cấp khoảng 36% tổng sản lượng điện của toàn nước Nhật.

Tuy nhiên, Nhật Bản cũng nhận thức được rằng không nên sử dụng điện hạt nhân mà không bảo đảm an toàn, do đó, Nhật Bản coi biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc để xảy ra tai nạn, sự cố hạt nhân là ưu tiên hàng đầu, chứ không phải là biện pháp để giảm nhẹ các tác động của tai nạn, sự cố. Theo đó, khi xem xét xây dựng hệ thống luật hạt nhân, Nhật Bản dựa vào hai quan điểm

93

chính: một là sự liên kết của luật hạt nhân với các luật khác của quốc gia; hai là những nguyên tắc đặc trưng riêng biệt của hệ thống luật hạt nhân.

Với quan điểm đó, Nhật Bản chủ trương xây dựng một Bộ luật riêng làm nền tảng cho việc xây dựng các Luật khác liên quan đến năng lượng nguyên tử. Bên cạnh quá trình phát triển điện hạt nhân tương đối dài và mạnh mẽ như đã trình bày ở phần trên thì Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến việc phát triển và xây dựng hệ thống luật pháp nhằm vào hai mục đích: một là thúc đẩy sự phát triển của điện hạt nhân và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, hai là bảo đảm an toàn cho các hoạt động hạt nhân đó.

Hiện nay cũng có một số chuyên gia Nhật Bản mong muốn Nhật Bản biên soạn lại một bộ luật hạt nhân thống nhất để hệ thống luật hạt nhân Nhật Bản đỡ phức tạp và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật năng lượng nguyên tử của Nhật Bản tương đối phức tạp nên đến nay Nhật Bản vẫn chưa xây dựng được một bộ luật riêng về hạt nhân thống nhất.

Hệ thống pháp luật về hạt nhân của Nhật Bản được chia thành hai nhóm chính sau:

- Luật Năng lượng nguyên tử cơ bản (1955): Luật này thiết lâ ̣p c hính sách cơ bản của Nhật Bản về nghiên cứu , phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử. Tuân theo 3 nguyên tắc: 1. Dưới sự Quản lý dân chủ , 2. Độc lập, và 3. Minh ba ̣ch, luâ ̣t này kết hợp với sự khuyến khích sử du ̣ng năng l ượng hạt nhân vì mục đích hòa bình . Các luật và quy định khác liên quan đến hạt nhân được ban hành đựa trên tinh thần của luâ ̣t này.

- Các luật khác có liên quan đến hạt nhân: bao gồm tất cả các luật khác nhau điều chỉnh từng khía cạnh liên quan đến việc sử dụng năng lượng nguyên tử.

Hệ thống văn bản luật nêu trên quy định những yêu cầu cơ bản trong việc phát triển và sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân. Những yêu cầu cụ thể

94

và chi tiết đối với việc thực thi các điều luật này được các thành viên chính phủ và lãnh đạo các cơ quan hành chính có liên quan đảm bảo thực hiện.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)