Quy phạm về quản lý an toàn các cơ sở hạt nhân dân sự (HAF0500)

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 120)

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

2.2.2.5.2.Quy phạm về quản lý an toàn các cơ sở hạt nhân dân sự (HAF0500)

f. Luật về công nghiệp điện:

2.2.2.5.2.Quy phạm về quản lý an toàn các cơ sở hạt nhân dân sự (HAF0500)

(HAF0500)

Quy phạm về quản lý an toàn các cơ sở hạt nhân dân sự CHND Trung Hoa (HAF0500)gồm 26 điều, bố cục thành 6 chương như sau:

- Chương I: Những quy định chung (Điều 1 - Điều 3) quy định mục đích của việc ban hành Quy phạm là bảo đảm an toàn khi xây dựng và vận hành các cơ sở hạt nhân dân sự để bảo vệ nhân viên, người dân và môi trường khỏi các tác hại có thể xảy ra từ cơ sở đó và tạo điều kiện cho việc phát triển ứng dụng hạt nhân (Điều 1). Điều 2 quy định các cơ sở hạt nhân thuộc phạm

119

vi áp dụng của Quy phạm, gồm có nhà máy điện hạt nhân. Điều 3 nhấn mạnh nguyên tắc “an toàn là trên hết“ (safety

first) và nguyên tắc ALARA.

- Chương II: Các trách nhiệm quản lý (Điều 4 - Điều 7)quy định các trách nhiệm của NNSA như một cơ quan quản lý nhà nước về an toàn hạt nhân. NNSA có thể thành lập các văn phòng khu vực ở những nơi tập trung đông cơ sở hạt nhân. NNSA có thể thành lập Ủy ban Tư vấn An toàn hạt nhân để giúp thiết lập các quy định về an toàn hạt nhân, lập kế hoạch phát triển kỹ thuật an toàn và tham gia vào việc thẩm định và kiểm soát an toàn hạt nhân.

Chương này cũng quy định trách nhiệm trực tiếp trong việc bảo đảm an toàn hạt nhân của tổ chức vận hành cơ sở hạt nhân; trong đó các trách nhiệm chính là: i) tuân thủ các quy định của pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật; ii) tuân thủ sự kiểm soát của NNSA, báo cáo kịp thời tình hình an toàn thực tế và cung cấp thông tin liên quan; iii) chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của cơ sở hạt nhân, an toàn vật liệu hạt nhân và an toàn cho nhân viên, người dân và môi trường.

- Chương III: Hệ thống cấp phép an toàn (Điều 8 – Điều 15)

NNSA chịu trách nhiệm cấp các loại giấy phép an toàn cho cơ sở hạt nhân, gồm có các loại sau: i) giấy phép xây dựng cơ sở hạt nhân; ii) giấy phép vận hành cơ sở hạt nhân; iii) giấy phép cho nhân viên vận hành cơ sở hạt nhân; iv) các chứng chỉ khác theo yêu cầu phê chuẩn.

- Chương IV: Kiểm soát an toàn hạt nhân (Điều 16 - Điều 19)

Chương này quy định: NNSA và các văn phòng khu vực có thể cử các đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên đến các địa điểm chế tạo, xây dựng và vận hành cơ sở hạt nhân để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra an toàn hạt nhân.

120

- Chương VI: Điều khoản bổ sung (Điều 24 – Điều 26).

Tóm lại, Trung Quốc là một quốc gia có chương trình phát triển ĐHN đầy tham vọng và hết sức mạnh mẽ, ấn tượng trong thời gian qua không chỉ ở châu á mà còn trên toàn thế giới. Đảm bảo cho những thành công vượt bậc của mình, Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống tổ chức quản lý, một mạng lưới nghiên cứu phát triển hết sức năng động, hiệu quả, khoa học và tiến tiến. Đồng thời Trung Quốc cũng đã thiết lập được hệ thống kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân khá chặt chẽ, tin cậy. Hệ thống này vừa đảm bảo duy trì hoạt động an toàn đối với các nhà máy ĐHN, nhưng cũng tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho quá trình phát triển ứng dụng NLNT góp phần thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Trung Quốc. Những mô hình tổ chức này là hết sức đáng quan tâm và học tập đối với chúng ta. Tuy nhiên, việc chưa xây dựng hoàn thiện được một bộ luật NLNT toàn diện, thống nhất cũng không tránh khỏi gây nên những bất cập nhất định trong hệ thống quản lý hiện nay ở Trung Quốc, đặc biệt trong việc phân định một cách rõ ràng chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của các tổ chức tham gia trong lĩnh vực NLNT. Trung Quốc đặt mục tiêu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy phạm pháp luật về an toàn hạt nhân, đặc biệt là thông qua Luật Năng lượng nguyên tử”. Mặc dù hiện nay chưa có luật năng lượng nguyên tử, nhưng Trung Quốc đã bước đầu xây dựng được hệ thống quy phạm an toàn hạt nhân theo quy định quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 120)