Các điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 33 - 39)

- Các sáng kiến khác Ngoài các mang tính chất pháp lý và hướng dẫn của IAEA đã nêu thì còn có nhiều sáng kiến trong khu vực và quốc tế liên

1.2.1.1.2. Các điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử

Trên thế giới có nhiều điều ước quốc tế, kể cả điều ước quốc tế đa phương và điều ước song phương về năng lượng nguyên tử. Hiện nay Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu tham gia 1 số điều ước quốc tế và có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Bao gồm:

- Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (Treaty on the Non- Proliferation of Nuclear Weapons; Gọi tắt là NPT) được thông qua và mở ký từ ngày 12/6/1968 và bắt đầu có hiệu lực từ 5/3/1970. Đến nay đã có khoảng 190 nước tham gia NPT, trong đó Việt Nam tham gia từ ngày 14/6/1982. Đây là tôn chỉ cơ bản định hướng hoạt động của IAEA với mục đích không phổ

32

biến vũ khí hạt nhân và tăng cường ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình.

- Hiệp định Bảo đảm (Safeguards Agreement). Nằm trong khuôn khổ của NPT với mục đích thể chế hoá các tiêu chí nhằm đảm bảo tuân thủ NPT. Đến nay đã có trên 200 Hiệp định được ký giữa IAEA với 138 quốc gia. Việt Nam đã ký Hiệp đinh này từ năm 1989.

- Nghị định thư bổ sung cho Hiệp định Bảo đảm (Additional Protocol- AP). Việt Nam đã chính thức ký kết Nghị định thư bổ sung ngày 10/8/2007. Đến 3/2007 đã có 121 nước và tổ chức quốc tế ký Nghị định thư, và đã có hiệu lực tại 79 nước và tổ chức quốc tế. Hiệp định này nhằm mục đích tăng cường thêm tính hiệu quả của hệ thống Thanh sát hạt nhân đặc biệt sau khi phát hiện những kẽ hở trong hệ thống thanh sát hạt nhân trước đây, thể hiện qua các bài học của I -rắc, Bắc Triều Tiên, Nam Phi .... Nghị định thư đã bổ sung thêm các đối tượng chịu thanh sát cũng như tăng cường thêm một số biện pháp và quyền hạn cho thanh tra viên.

- Hiệp định hợp tác và tài trợ kỹ thuật của IAEA đối với Việt Nam (RSA). Việt nam ký ngày 01/5/1983. Đến nay có gần 100 quốc gia thành viên đã ký Hiệp định RSA với IAEA.

- Hiệp định Hợp tác hạt nhân vùng Châu á (RCA). Hiệp định gồm 17 nước thành viên, Hiệp định được ký lại theo mỗi chu kỳ 2 năm.

- Công ước thông báo sớm sự cố hạt nhân (Convention on Early Notification of a Nuclear Accident). Công ước có hiệu lực từ ngày 7/10/1986, đến nay đã có 100 nước và tổ chức quốc tế thành viên tham gia (3/2007). Việt Nam tham gia Công ước từ ngày 30/10/1987. Công ước nhằm mục tiêu vạch ra khuôn khổ hợp tác quốc tế nhằm cung cấp thông tin về sự cố bức xạ và tai nạn hạt nhân giữa các quốc gia thành viên một cách sớm nhất để hạn chế những hậu quả phóng xạ vượt qua biên giới của quốc gia xảy ra sự cố đó.

33

- Công ước trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc tai nạn phóng xạ (Convention on Assistance in the Case of a Nuclear Accident or Radiological Emergency). Công ước có hiệu lực ngày 26/2/1987. Đến tháng 3/2007 đã có 98 thành viên tham gia. Việt Nam tham gia ký kết ngày 30/10/1987 đồng thời với Công ước Thông báo nhanh và cùng bảo lưu 1 điều khoản tương tự nhau ở cả 2 Công ước về giải quyết tranh chấp tại Toà án quốc tế.

- Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân khu vực Đông Nam Châu á - SEANWFZ (hay gọi là Hiệp ước Băngkok). Hiệp ước này được ký ngày 15/12/1995 và có hiệu lực ngày 27/3/1997 với sự tham gia đầy đủ các nguyên thủ quốc gia của 10 nước trong khu vực Đông Nam Á đó là: Brunei, Campuchia, Indonexia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapo, Thái Lan và Việt Nam. Đến nay Hiệp ước này chưa có hiệu lực thực sự vì không đạt được sự phê chuẩn của các quốc gia hạt nhân đối với Nghị định thư của Hiệp ước. Việc tổ chức thực hiện Hiệp ước hiện này còn mang tính hình thức và theo nguyên tắc hoạt động chung của ASEAN trong vai trò Chủ tịch luân phiên.

- Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (Comprehensive Nuclear-Test- Ban Treaty; gọi tắt là CTBT) là một Hiệp ước quan trọng với cố gắng đẩy lên một bước mục tiêu giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Trên cơ sở CTBT, một tổ chức Liên hợp quốc mới được hình thành tách ra từ IAEA gọi là CTBTO. Tới nay đã có 177 quốc gia ký CTBT với 138 quốc gia phê chuẩn. Tuy nhiên Hiệp ước vẫn chưa có hiệu lực bởi vì chưa đạt được đầy đủ danh sách 44 nước tại Phụ lục II của Hiệp ước bắt buộc phải ký và phê chuẩn Hiệp ước. Căn cứ danh sách các nước trong phụ lục, tới nay mới có 41/44 nước ký và 34/44 nước phê chuẩn. Việt Nam là một trong các quốc gia khởi xướng của Hiệp ước và là một trong số 71 nước đã ký từ ngày đầu mở ký tại New York và đã phê chuẩn Hiệp ước này tháng 2/2006.

34

- Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (Convention on the Physical Protection of Nuclear Materials). Công ước được mở ký 10/1979 và có hiệu lực từ 8/2/1987 và đã được sửa đổi tháng 7 năm 2005. Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân sửa đổi một khi đã có hiệu lực sẽ trở thành văn bản có tính pháp lý bắt buộc các quốc gia thành viên phải bảo vệ vật liệu hạt nhân và các cơ sở hạt nhân được sử dụng, lưu giữ cho các hoạt động hoà bình tại quốc gia mình, cũng như trong quá trình vận chuyển. Công ước sửa đổi cũng cho phép mở rộng phạm vi hợp tác giữa các quốc gia trong việc áp dụng các biện pháp để nhanh chóng xác định vị trí và thu hồi vật liệu hạt nhân bị lấy cắp, giảm thiểu các hậu quả phóng xạ do các hành động phá hoại, cũng như để ngăn chặn và chống lại các hành vi vi phạm. Các quy định mới sẽ có hiệu lực Công ước sửa đổi được 2/3 quốc gia thành viên (112 quốc gia) của Công ước bảo vệ thực thể năm 1979 phê chuẩn.

Tới 11/2002 Công ước được 45 nước ký và có 81 quốc gia thành viên. Công ước nhấn mạnh tới yếu tố bảo đảm an ninh, chống khủng bố, đột nhập, lấy cắp tại cơ sở hạt nhân cũng như trong quá trình vận chuyển. Từ đầu những năm 90, các cơ quan hữu quan của Việt nam đã xem xét việc tham gia Công ước, tuy nhiên đến nay Việt nam vẫn chưa tham gia. Trong bối cảnh quốc tế với những thách thức của chủ nghĩa khủng bố trong đó có những mối quản ngại về khủng bố hạt nhân và khủng bố phóng xạ (bom bẩn), việc sớm tham gia Công ước sẽ càng khẳng định chính sách quyết tâm của nhà nước ta về chống khủng bố, cũng như góp phần bảo đảm an ninh chính trị, xã hội. Liên quan tới Công ước này, IAEA cùng tổ chức trong hệ thống Thanh sát một hệ thống cơ sở dữ liệu về việc buôn bán trái phép vật liệu hạt nhân, gọi là Illicit Trafficking of Nuclear Materials Data Base. Việt Nam sau khi có báo cáo kết thúc của tổ công tác đặc biệt U5 về thu gom uran nghèo buôn bán trái phép, đã được mời tham gia và đã cử đầu mối liên lạc với IAEA.

35

- Công ước An toàn hạt nhân (Convention on Nuclear Safety). Công ước được ký ngày 17/6/1994 và có hiệu lực từ 24/10/1996. Hiện nay có 65 nước tham gia ký kết công ước và đến tháng 4 năm 2002 có 54 nước thành viên. Việc ra đời Công ước đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tăng cường và củng cố hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn hạt nhân. Công ước là văn bản pháp luật quốc tế đầu tiên và cơ bản nhất về an toàn nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới.

- Công ước về trách nhiệm dân sự trong trường hợp tổn thất hạt nhân (Vienna Convention on Civil Liabilitiy for Nuclear Damage). Thường gọi là Công ước Viên, mở ký từ 21/5/1963 và có hiệu lực từ 12/11/1977. Công ước hiện được 14 nước tham gia ký kết và 33 nước thành viên chấp thuận.

- Công ước về trách nhiệm của phía thứ ba trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (Paris Convention on the Third party of Liability in the field of Nuclear Energy. Thường gọi là Công ước Pari chủ yếu áp dụng đối với các nước Cộng đồng Châu Âu.

- Nghị định thư chung liên quan tới việc áp dụng Công ước Viên và Công ước Pari (Joint Protocol relating to the Application of the Vienna Convention and the Paris Convention). Thường gọi là Nghị định thư Brussell, được mở ký từ 1988 và có hiệu lực từ 27/4/1992 tức là 3 tháng sau khi được chấp thuận bởi tối thiểu 5 quốc gia thành viên Công ước Viên và 5 quốc gia thành viên Công ước Pari. Hiện nay có 22 nước tham gia ký Nghị định thư và 20 thành viên tham gia.

- Công ước về sự đền bù bổ sung trong trường hợp tổn thất hạt nhân (Convention on Supplementary Compensation for Nuclear Damage. Công ước được mở ký ngày 29/9/1997, có 13 nước tham gia.

- Công ước chung về Bảo đảm An toàn đối với Nhiên liệu thải và Quản lý Chất thải Phóng xạ (Joint Convention on the Safety of Spent fuel

36

Management and on the Safety of Radioactive Waste Management). Công ước ước được mở ký 9/1997 trong phiên họp Đại Hội Đồng IAEA thường niên thứ 41 tại Viên, có hiệu lực từ 18/6/2001. Hiện có 42 nước đã ký trong đó 29 nước đã phê chuẩn.

- Công ước về triệt tiêu các hành động khủng bố hạt nhân. Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 4 năm 2005 và được mở để ký ngày 14/9/2005. Công ước chi tiết hoá các hành vi vi phạm liên quan đến việc sử dụng hay phá hoại các cơ sở hạt nhân. Các quốc gia thành viên của Công ước sẽ phải phê chuẩn các biện pháp cần thiết để hình sự hoá các hành vi vi phạm này. Công ước cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phải hết sức nỗ lực để đưa ra các biện pháp nhằm bảo đảm việc bảo vệ vật liệu phóng xạ có tính đến khuyến nghị của IAEA.

- Hiệp ước Tlatelolco là Hiệp ước về cấm vũ khí hạt nhân trong khu vực Châu Mỹ La Tinh ngày 14/2/1967 tại Tlatelolco, Mê-hi-cô do các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh cùng ký kết. Hiệp ước đã có hiệu lực ở tất cả các quốc gia trong khu vực, trừ một số nước. Hiệp ước Tlatelolco có 02 nghị định thư bổ sung là Nghị định thư I và Nghị định thư II.

- Hiệp ước Rarotonga là Hiệp ước không hạt nhân ở Nam Thái bình dương được ký năm 1985 và có hiệu lực kể từ ngày 11/12/1986. Hiệp ước này có 03 nghị định thư là Nghị định thư I, Nghị định thư II và Nghị định thư III.

- Hiệp ước Pelindaba là Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ở khu vực Châu Phi được ký tại Cai-Rô, Ai Cập vào ngày 11/4/1996. Hiệp ước này có 03 nghị định thư là Nghị định thư I, Nghị định thư II và Nghị định thư III.

- Thoả thuận giữa Achentina và Braxin. Chính phủ các ước Achentina và Braxin đã ký thoả thuận vào năm 1990 cho việc thiết lập một cơ quan thanh sát song phương (ABACC- Cơ quan kế toán và kiểm soát vật liệu hạt nhân Braxin -Achentina) và ký kết thỏa thuậ thanh sát toàn diện với IAEA về

37

việc áp dụng thanh sát cho tất cả vật liệu hạt nhân trong các hoạt động hạt nhân tại Achentina và Braxin.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)