- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng
f. Luật về công nghiệp điện:
2.2.2.3.2. Luật số 2006-686 về minh bạch và an ninh vật liệu hạt nhân (còn gọi là Luật TSN).
- Dưới đó là các Nghị định bao gồm:
+ Nghị định số 2003-270 ngày 24/03/2003 (các nguyên tắc bảo vệ bức xạ trong quá trình chiếu xạ y tế và chiếu xạ pháp y);
+ Nghị định số 2001-1154 ngày 05/12/2001 (Thanh tra và bảo dưỡng các thiết bị y tế);
+ Nghị định số 2002-460 ngày 04/04/2002 (Bảo vệ các cá nhân trước những nguy hiểm phát sinh từ bức xạ ion hoá);
+ Nghị định về ứng phó trong tình huống khẩn cấp phóng xạ và chiếu xạ dài hạn (vẫn chưa được công bố);
+ Nghị định về bảo vệ người lao động trước những nguy cơ từ bức xạ ion hoá (vẫn chưa được công bố).
2.2.2.3.2. Luật số 2006-686 về minh bạch và an ninh vật liệu hạt nhân (còn gọi là Luật TSN). (còn gọi là Luật TSN).
Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, thì Luật số 2006-286 về minh bạch và an toàn, an ninh trong lĩnh vực hạt nhân (TSN) ngày 13 /6/2006. Luật này thay thế cho Luật số 61-842 ngày 02-8-1961 về đấu tranh chống ô nhiễm khí quyển và mùi, đồng thời Nghị định hướng dẫn thi hành Luật TSN cũng bãi bỏ Nghị định số 63-1228 ngày 11/12/1963 về các cơ sở hạt nhân và Nghị định số 95-540 ngày 04-5-1995 về hoạt động thải chất lỏng, khí và hoạt động lấy nước của các cơ sở hạt nhân cơ bản trừ nội dung liên quan đến hoạt động và cơ sở hạt nhân về quốc phòng.
112
Luật này quy định về các cơ quan quản lý an toàn hạt nhân. Cơ quan An toàn hạt nhân (Autorité de Sureté nucléaire - ASN) được thành lập theo Luật số 2006-686 ngày 13/6/2006 về minh bạch và an ninh vật liệu hạt nhân (còn gọi là Luật TSN). Cơ quan này kế tục các cơ quan: Văn phòng trung ương về an toàn các cơ sở (SCSIN) thành lập năm 1973, Cục An toàn cơ sở hạt nhân (DSIN) thành lập năm 1991 và Tổng cục An toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ (DGSNR) thành lập năm 2002 nhưng với thẩm quyền được mở rộng và cơ cấu tổ chức thay đổi.
ASN được lãnh đạo bởi một Hội đồng gồm 5 ủy viên có thẩm quyền quyết định chính sách chung của ASN về an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ. Thành phần Hội đồng như sau: 3 ủy viên do Tổng thống chỉ định, 1 ủy viên do Chủ tịch Thượng viện chỉ định và 1 ủy viên do Chủ tịch Quốc hội (Hạ viện) chỉ định. Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng là 6 năm và không được kéo dài.
ASN có 440 nhân viên (1/10/2008), được tổ chức thành các đơn vị trung ương (trong đó có các tổng cục và cục) và 11 văn phòng khu vực trên khắp nước Pháp, cụ thể là ở Bordeaux, Caen, Châlons-en-Champagne, Dijon, Douai, Lyon, Marseille, Nantes, Orléans, Paris và Strasbourg.
Trách nhiệm của ASN có thể phân thành ba “sứ mệnh lịch sử”: quản lý, kiểm soát và thông tin đại chúng.
Về quản lý, ASN chịu trách nhiệm tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, đóng góp ý kiến cho Chính phủ về các dự án nghị định, thông tư hoặc ban hành các quyết định quy phạm về kỹ thuật để thực hiện các nghị định, thông tư có hiệu lực. Các quyết định này phải được đệ trình để nhận được sự nhất trí của các bộ trưởng phụ trách an toàn hạt nhân và bảo vệ phóng xạ. ASN cũng chịu trách nhiệm cấp phép cho các cơ sở hạt nhân, vận chuyển và sử dụng chất phóng xạ trong y tế, công nghiệp và nghiên cứu.
113
Về kiểm soát, ASN chịu trách nhiệm thẩm định các quy trình và thông tin mà các cơ sở do họ quản lý trình lên. ASN phải bảo đảm rằng người sử dụng bức xạ iôn hóa, vận hành cơ sở hạt nhân hoặc có liên quan đến vật liệu phóng xạ thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc bảo đảm an toàn phóng xạ hoặc an toàn hạt nhân.
Về thông tin, ASN chịu trách nhiệm tham gia vào thông tin đại chúng, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp. Trong trường hợp này, ASN chịu trách nhiệm thông tin cho công chúng về tình hình an toàn của cơ sở có liên quan, về nguy cơ phát thải ra môi trường đối với sức khỏe cũng như môi trường.