(IAEA). Để tạo sự ủng hộ của công chúng cho chủ trương phát triển điện hạt nhân, công tác thông tin tuyên truyền về điện hạt nhân đã được tổ chức thường xuyên và tương đối có hiệu quả.
1.1.6. Hợp tác quốc tế
Việt Nam là thành viên chính thức của một số tổ chức quốc tế và khu vực về năng lượng nguyên tử như: IAEA, RCA, FNCA. Nước ta đã ký 05 hiệp định hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, và Ac-hen-ti-na, đã thiết lập quan hệ hợp tác với các tổ chức hạt nhân của một số nước như Nhật Bản, Pháp, Canađa và đang xúc tiến quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ.
Từ năm 1996, sau khi Chính phủ cho phép tiến hành các nghiên cứu khả năng phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, quan hệ quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được tăng cường và mở rộng.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện này, cần nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tranh thủ các cơ hội tiếp cận những thành tựu khoa học và công nghệ hạt nhân tiên tiến trên thế giới để góp phần thực hiện thành công chương trình phát triển điện hạt nhân.
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ NGUYÊN TỦ VÌ MỤC ĐÍCH HOÀ BÌNH NGUYÊN TỬ NGUYÊN TỦ VÌ MỤC ĐÍCH HOÀ BÌNH
1.2.1. Quá trình hình thành pháp luật quốc tế về năng lƣợng nguyên tử nguyên tử
Sự kiện Hiroshima và Nagasaki đã làm thế giới kinh hoàng nhận ra tiềm năng khủng khiếp của vũ khí hạt nhân. Các sự kiện này đặt ra nhu cầu khẩn cấp phải đưa năng lượng hạt nhân dưới sự kiểm soát có hiệu quả của
28
cộng đồng quốc tế và đảm bảo rằng năng lượng hạt nhân chỉ sử dụng vì mục đích hòa bình.
Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Aisenhower “Nguyên tử vì hòa bình” năm 1953 trước Đại hội đồng Liên Hợp quốc có thể được coi là xuất phát điểm của các cam kết về việc chỉ phát triển công nghệ hạt nhân cho mục đích hòa bình. Sau nhiều lần đàm phán, sửa đổi và đề xuất của Tổng thống Mỹ Aisenhower đã trở thành cơ sở để xây dựng Quy chế của cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế IAEA có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1957.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (International Atomic Energy Agency; viết tắt là IAEA) là tổ chức quốc tế thành lập ngày 29/7/1957 với mục tiêu kiểm soát và phát triển việc sử dụng năng lượng nguyên tử đúng hướng nhằm mục đích đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình và ngăn chặn việc sử dụng năng lượng nguyên tử trong quân sự. Cơ quan này có trụ sở chính đặt tại Vienna với các ngôn ngữ chính thức là các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Ả rập và Tây Ban Nha. Việt Nam là một trong 55 nước tham gia đầu tiên, được xem là sáng lập viên của tổ chức quốc tế IAEA và là một trong những quốc gia sớm phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của IAEA.
IAEA là một tổ chức quốc tế hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Hàng năm 144 quốc gia thành viên cử đại biểu phiên họp Đại hội đồng thường niên để cử ra 35 thành viên vào Ban thống đốc. Ban thống đốc họp 5 lần trong năm để chuẩn bị những nghị quyết cho Đại hội đồng. Các kỳ họp của Đại Hội đồng được tổ chức tại Australia Center Vienna, cách trụ sở IAEA một khu phố.
IAEA là diễn đàn liên chính phủ về hợp tác khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình nhằm thiết lập hệ thống giám sát quốc tế hỗ trợ các nước thành viên áp dụng các biện pháp
29
an toàn nhằm bảo đảm công nghệ bức xạ, hạt nhân được ứng dụng một cách có hiệu quả và ngăn chặn việc sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích phi hoà bình.
Hiện nay, IAEA có 144 quốc gia thành viên tham gia. Việc sử dụng năng lượng nguyên tử an toàn và vì mục đích hoà bình chỉ có thể đạt được khi từng quốc gia thành viên xây dựng được cho mình một cơ sở hạ tầng tốt bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước và đảm bảo nguồn lực đầy đủ để thực thi pháp luật một cách có hiệu quả.
Với mục đích giúp đỡ các nước thành viên thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, tăng cường kiểm soát an toàn và an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, IAEA đã soạn thảo và ban hành 90 tiêu chuẩn, 01 bộ sách hướng dẫn về xây dựng luật hạt nhân nhân và 01 luật mẫu. Hệ thống các văn bản hướng dẫn này là các tài liệu tham khảo cơ bản để các quốc gia xây dựng hệ thống văn bản pháp luật của quốc gia mình. Đặc biệt là Sách hướng dẫn xây dựng luật hạt nhân và Luật mẫu. Hai văn bản này được coi là cẩm nang pháp lý, đưa ra những hướng dẫn tương đối toàn diện và đầy đủ về các vấn đề cần quy định trong luật năng lượng nguyên tử của mỗi quốc gia.