Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT)

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 74 - 76)

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

2.1.1.11.Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT)

Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (Comprehensive Nuclear-Test- Ban Treaty) Còn gọi là CTBT, là một Hiệp ước được coi là một công cụ pháp lý quan trọng và cơ bản nhất để tiến tới loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.

73

Nội dung chính của CTBT là cấm hoàn toàn các hoạt động nổ thử vũ khí hạt nhân. Trên cơ sở CTBT, một tổ chức Liên hợp quốc mới được hình thành tách ra từ IAEA gọi là CTBTO.

Nếu như tháng 10/2002 đã có 166 quốc gia ký CTBT với 96 quốc gia phê chuẩn thì ngày nay đã có 176 Quốc gia ký kết tham gia và 126 quốc gia phê chuẩn thực hiện CTBT. Việt Nam ký kết ngày 24/9/1996 và phê chuẩn tháng 02 năm 2006. Tuy nhiên Hiệp ước vẫn chưa có hiệu lực bởi vì chưa đạt được đầy đủ danh sách 44 nước có lò phản ứng hạt nhân và cơ sở hạt nhân phê chuẩn tại Phụ lục II của Hiệp ước bắt buộc phải ký và phê chuẩn Hiệp ước. Tới nay mới có 41/44 nước ký và 31/44 nước phê chuẩn. Việt Nam là một trong các quốc gia khởi xướng của Hiệp ước và là một trong số 71 nước đã ký từ ngày đầu mở ký tại New York. Mặc dù vậy tới nay Quốc hội vẫn chưa chính thức phê chuẩn việc tham gia Hiệp ước của Việt Nam. Trong trường hợp Hiệp ước đi vào hiệu lực, CTBTO sẽ triển khai 1 hệ thống quan trắc rộng rãi trên toàn thế giới với hơn 300 trạm quan trắc khác nhau (địa chấn, siêu âm, phóng xạ...). Việc tham gia Hiệp ước sẽ buộc các quốc gia thành viên phải tuân thủ một số nghĩa vụ quốc tế như thông tin báo cáo, cho phép tiến hành thanh sát nhằm làm sáng tỏ những nghi vấn về thủ nổ hạt nhân, biện pháp xây dựng lòng tin... Tuy nhiên CTBT thực sự được coi là một công cụ pháp lý quan trọng và cơ bản nhất để tiến tới loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.

Hiệp ước gồm: Lời mở đầu, 17 điều và 02 phụ lục; đi kèm với Hiệp ước là Nghị định thư cấm thử hạt nhân toàn diện.

Ngay tại Điều I. Nghĩa vụ cơ bản của Hiệp ước đã khẳng định: Mỗi Quốc gia Thành viên cam kết không tiến hành bất kỳ một vụ nổ để thử vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ một vụ nổ hạt nhân nào khác, và ngăn cấm mọi vụ nổ hạt nhân như vậy ở bất cứ địa điểm nào thuộc quyền tài phán hay kiểm soát

74

của mình; đồng thời cam kết kiềm chế không gây ra, khuyến khích hoặc bằng bất cứ cách nào khác tham gia vào việc tiến hành bất kỳ một vụ nổ để thử vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ một vụ nổ hạt nhân nào khác.

Điều II. Tổ chức, gồm các phần: Phần A gồm các quy định chung; Phần B quy định về hội nghị và các quốc gia thành viên; Phần C. Hội đồng chấp hành; Phần D quy định về Ban thư ký kỹ thuật; Phần E quy định về các ưu đãi miễn trừ.

Điều III. Quy định về các biện pháp thực hiện quốc gia

Điều IV. Kiểm chứng, gồm 05 phần. Phần A. Quy định về những điều khoản chung và Các trách nhiệm kiểm chứng của Ban Thư ký; Phần B. Quy định các vấn đề về Hệ thống Quan trắc Quốc tế, Quỹ của Hệ thống Quan trắc Quốc tế, Sự thay đổi đối với Hệ thống Quan trắc Quốc tế, Những dàn xếp tạm thời, Các cơ sở hợp tác quốc gia. Phần C quy định về trao đổi và làm sáng tỏ; Phần D. Quy định các vấn đề về Thanh sát tại chỗ, Yêu cầu thanh sát tại chỗ, Tiến trình sau khi nộp yêu cầu thanh sát tại chỗ, Các quyết định của Hội đồng Chấp hành, Tiến trình sau khi Hội đồng Chấp hành chuẩn y thanh sát tại chỗ, Việc tiến hành thanh sát tại chỗ, Giám sát viên, Các báo cáo của cuộc thanh sát tại chỗ, Những yêu cầu thanh sát tại chỗ có tính lạm dụng hoặc vô nghĩa. Phần E quy định về Các biện pháp xây dựng lòng tin của các quốc gia.

Điều V. Những biện pháp khắc phục tình hình và đảm bảo việc tuân thủ, kể cả trừng phạt. Các điều còn lại quy định về Giải quyết tranh chấp (Điều VI), sửa đổi, bổ sung (Điều VII), Kiểm điểm Hiệp ước (Điều VIII), Thời hạn và rút khỏi Hiệp ước (Điều IX), Địa vị của Nghị định thư và các phụ lục (Điều X), ký kết, phê chuần. gia nhập, hiệu lực, bảo lưu, cơ quan lưu chiểu và các văn bản có giá trị.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 74 - 76)