Quy định của một số nước chưa phát triển điện hạt nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 89 - 94)

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

2.2.1.Quy định của một số nước chưa phát triển điện hạt nhân

h. Tiêu chuẩn về vận hành nhà máy điện hạt nhân (NS-R-2)

2.2.1.Quy định của một số nước chưa phát triển điện hạt nhân

Australia, Indonesia và Malaysia đều là những nước chưa có điện hạt nhân. Tuy nhiên trong ba nước này công nghệ hạt nhân cũng được ứng dụng ở những mức độ nhất định trong y học và một số lĩnh vực khác do vậy việc nghiên cứu hệ thống luật pháp liên quan đến năng lượng nguyên tử của các nước này cũng hết sức cần thiết trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật năng lượng nguyên tử của Việt Nam. Cụ thể như sau:

2.2.1.1. Australia

Luật Bảo vệ bức xạ và An toàn hạt nhân của Australia ban hành năm 1998. Luật này gồm 08 phần, 85 điều điều chỉnh các hoạt động liên quan đến bức xạ với mục đích của Đạo luật này là bảo vệ sức khoẻ và an toàn của dân chúng và bảo vệ môi trường trước những tác hại của bức xạ.

Phần 1- mở đầu. Phần này bao gồm các quy định mang tính chất chung, về các vấn đề như tên gọi, ngày có hiệu lực thi hành, mục đích, quy định riêng biệt đối với một số chủ thể đặc biệt (Quốc vương, chủ thầu liên bang...) và các hành vi vi phạm Đạo luật.

88

Phần 2 - Các định nghĩa. Phần này đưa ra định nghĩa các thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong Đạo luật.

Phần 3 và phần 4 quy định cơ quan pháp quy gồm Cơ quan bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân của Australia; Ban y tế bức xạ; Ban an toàn hạt nhân. Hội đồng tư vấn. Trong đó quy định các vấn đề liên quan đến quyền điều hành, quyền hạn, chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động v.v…

Phần 5 quy định đối với vật liệu, thiết bị và cơ sở cần phải kiểm soát, gồm 3 chương: quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, về các vấn đề liên quan đến giấy phép như việc cấp giấy phép, điều kiện của giấy phép, phí, thời hạn của giấy phép, sửa đổi, thu hồi, đình chỉ, huỷ bỏ giấy phép, xem xét lại quyết định về giấy phép, và cuối cùng là về các vấn đề nhằm bảo đảm thi hành các quy định đó.

Phần 6 quy định về những vấn đề hành chính, gồm 3 chương quy định về các vấn đề liên quan đến việc bổ nhiệm, các vấn đề về tài chính và các vấn đề khác như nhân viên, người tư vấn, báo cáo hàng năm và báo cáo Quốc hội, v. v…

Phần 7 quy định về việc bổ nhiệm thanh tra, quyền hạn của thanh tra khi thực hiện chức năng của mình, và các vấn đề khác liên quan đến thanh tra. Phần 8 gồm các quy định khác quy định về hiệu lực của Luật của Bang và Hạt, quyền hạn được thực hiện phù hợp với các hiệp định quốc tế.

Tóm lại, Luật Bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân của Australia đã phân định rõ ràng về hệ thống quản lý đối với các hoạt động liên quan đến bức xạ, đặc biệt là chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của Cơ quan bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân của Australia, và về các cơ quan pháp quy khác như Hội đồng tư vấn, Ban y tế bức xạ, Ban an toàn hạt nhân; Đạo luật quy định tương đối chi tiết và đầy đủ về các vấn đề nhằm bảo đảm thực thi luật, như việc cấp

89

phép đối với các đối tượng chịu kiểm soát, việc thanh tra, bảo đảm thi hành và các vấn đề hành chính có liên quan khác.

2.2.1.2. Indonesia

Luật Năng lượng nguyên tử của Indonesia là Luật số 10 thông qua năm 1997 trên cơ sở sửa đổi, thay thế Luật số 31 năm 1964.

Luật về năng lượng nguyên tử của Indonesia gồm có phần mở đầu và 10 chương và 48 Điều.

Phần mở đầu nêu mục đích của Luật là thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hạt nhân phục vụ cho sự phát triển quốc gia và giám sát việc sử dụng năng lượng hạt nhân tuân thủ các quy định về an toàn nhằm bảo vệ người lao động, dân chúng và môi trường khỏi tác động nguy hiểm của bức xạ.

Chương 1 giải thích các thuật ngữ cơ bản.

Chương 2 quy định về các thể chế trong bộ máy nhà nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân bao gồm các quy định về Cơ quan Hành pháp, Cơ quan Pháp quy, ủy ban cố vấn Năng lượng Hạt nhân và các doanh nghiệp sử dụng năng lượng hạt nhân.

Chương 3 và chương 4 quy định về vấn đề nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân và các hoạt động sử dụng năng lượng hạt nhân.

Chương 5 quy định về trách nhiệm của cơ quan pháp quy trong việc cấp phép cho các hoạt động sử dụng năng lượng hạt nhân.

Chương 6 quy định về việc quản lý chất thải phóng xạ.

Chương 7 và chương 8 quy định về trách nhiệm khi có thiệt hại hạt nhân và các quy định phạt.

Chương 8 và chương 10 là các chương quy định về việc ban hành đạo luật. Nhìn chung Đạo luật về Năng lượng nguyên tử của Indonesia tương đối đơn giản và Đạo luật này chỉ quy định các vấn đề có tính nguyên tắc, các vấn đề chi tiết hơn sẽ được quy định ở các văn bản luật pháp bổ sung.Tuy

90

vậy, Đạo luật này đã thể hiện được nội dụng của việc sử dụng năng lượng nguyên tử bao gồm việc nghiên cứu, phát triển, khai thác, chế tạo, sản xuất, chuyển đổi, xuất nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ và vấn đề quản lý chất thải phóng xạ. Việc kiểm soát hoạt động sử dụng năng lượng hạt nhân được thực hiện bằng cách thiết lập các quy định, bằng quá trình cấp phép và thực thi thanh tra. Đạo luật này có được nét nổi bật đó là quyền điều hành hoạt động năng lượng nguyên tử và quyền kiểm soát hoạt động năng lượng nguyên tử được tách thành hai bộ phận riêng biệt. Điều đó đã tránh được sự trùng lặp trong hoạt động sử dụng và kiểm soát năng lượng nguyên tử, đặc biệt là nâng cao được độ an toàn của các hoạt động sử dụng năng lượng nguyên tử.

2.2.1.3. Malaysia

Luật Cấp phép năng lượng nguyên tử của Malaysia số 304, thông qua năm 1984 nhằm mục đích quy định việc sử dụng năng lượng nguyên tử; về các hoạt động và kiểm soát năng lượng nguyên tử; thiết lập tiêu chuẩn về trách nhiệm cho các tổn haịi hạt nhân và các vấn đề khác liên quan do Luật này điều chỉnh ở Malaysia.

Đạo luật cấp phép năng lượng nguyên tử của Malaysia gồm có 10 phần và 71 điều.

Phần mở đầu nói về mục đích của Đạo luật và phạm vi áp dụng của nó và phần giải thích thuật ngữ.

Phần II đề cập đến ủy ban cấp phép năng lượng nguyên tử trong đó có quy định về việc thành lập ủy ban, quy chế hoạt động của ủy ban, chức năng và quyền của ủy ban v.v… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần III và phần VI quy định về mọi vấn đề cấp phép cho năng lượng nguyên tử.

Phần V quy định về bảo vệ người làm việc tránh nguy hiểm bức xạ. Phần VI quy định về vận chuyển và quản lý chất thải phóng xạ.

91

Phần VII và phần VIII đề cập đến quyền kháng án và quyền thực thi thanh tra.

Phần IX quy định trách nhiệm pháp lý về tổn thất hạt nhân. Phần X là phần nói về các quy định khác.

Như vậy, tương tự như luật của Indonesia, Lụât Cấp phép năng lượng nguyên tử của Malaysia tương đối đơn giản và luật này chỉ quy định các vấn đề có tính nguyên tắc, các vấn đề chi tiết hơn sẽ được quy định ở các văn bản luật pháp bổ sung. Luật Cấp phép năng lượng nguyên tử của Malaysia chủ yếu tập trung vào các quy định nhằm kiểm soát việc sử dụng năng lượng nguyên tử. Luật đã dành một phần quy định về uỷ ban cấp phép năng lượng nguyên tử trong đó quy định rõ việc thành lập uỷ ban, chức năng, quyền hạn của uỷ ban cũng như quy chế hoạt động của uỷ ban.

Nhận xét chung

So với Pháp, Nhật, Hàn quốc thì Australia, Indonesia và Malaysia đều là những nước chưa có điện hạt nhân. Tuy nhiên trong ba nước này công nghệ hạt nhân cũng được ứng dụng ở những mức độ nhất định trong y học và một số lĩnh vực khác do vậy việc nghiên cứu hệ thống luật pháp liên quan đến hạt nhân của các nước này cũng hết sức cần thiết trong việc xây dựng Luật Năng lượng Hạt nhân của Việt Nam.

Tuy cả ba Đạo luật Australia, Indonesia và Malaysia đều tương đối đơn giản nhưng phạm vi điều chỉnh của chúng đã bao trùm toàn bộ các hoạt động sử dụng năng lượng nguyên tử cần phải quản lý. Trong cả ba Đạo luật đều đề cập đến hệ thống cơ quan quản lý về các hoạt động sử dụng năng lượng nguyên tử – hệ thống cơ quan pháp quy. Trong đó tính độc lập của cơ quan kiểm soát an toàn được đề cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần hướng dẫn của IAEA về luật hạt nhân. Đây chính là một yếu tố hết sức quan

92

trọng mà cần phải nghiên cứu trong quá trình xây dựng Luật Năng lượng Hạt nhân của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 89 - 94)