Nghị định Thư bổ sung cho Hiệp định Thanh sát (AP) hay gọi là Hiệp định bảo đảm hạt nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 65 - 67)

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

2.1.1.5. Nghị định Thư bổ sung cho Hiệp định Thanh sát (AP) hay gọi là Hiệp định bảo đảm hạt nhân

gọi là Hiệp định bảo đảm hạt nhân

Tháng 5/1997, Hội đồng điều hành của IAEA đã thông qua nghị định thư bổ sung mẫu (NFRC/540 (sửa đổi)) bổ sung cho các hiệp định thanh sát

64

nhằm tăng cường khả năng phát hiện mọi chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân trái phép, vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của một Quốc gia.

Đến ngày 18/10/2005 đã có 104 Quốc gia ký Nghị định thư bổ sung với IAEA, trong đó, Nghị định thư bổ sung có hiệu lực hoặc được thi hành tại 67 quốc gia. Việt Nam ký Nghị định thư bổ sung ngày 10 tháng 8 năm 2007, nhưng chưa phê chuẩn.

Mục đích của việc ký kết Nghị định thư bổ sung: Do bất cập của cơ chế thanh sát truyền thống theo các hiệp định thanh sát kiểu NFCRC /153 là không xác minh được tính đầy đủ của việc kê khai các vật liệu hạt nhân, các quốc gia được đề nghị ký kết một Nghị định thư bổ sung cho Hiệp định thanh sát theo mẫu do Hội đồng Thống đốc IAEA thông qua tháng 5/1997 (NFCRC/540). Nghị định thư bổ sung đảm bảo một quốc gia sẽ không có các vật liệu hạt nhân hoặc hoạt động hạt nhân nào mà không được khai báo.

Các quy định mới về thanh sát trong Nghị định thư bổ sung kết hợp với các quy định đã có trong Hiệp định thanh sát sẽ tạo ra một cơ chế thanh sát được tăng cường. Theo đó:

- Khối lượng và loại thông tin mà quốc gia phải cung cấp cho IAEA sẽ mở rộng hơn nhiều.

- Thanh sát viên của IAEA có quyền tiếp cận bổ sung, kể cả với các địa điểm không được khai báo.

- Thủ tục cấp thị thực đơn giản và nhanh chóng hơn.

- Thanh sát viên có quyền tiến hành đo đạc các chỉ số môi trường trong suốt quá trình kiểm tra, ở cả vị trí được khai báo và không được khai báo.

Có thể thấy rằng, với Nghị định thư bổ sung, IAEA đã đưa hệ thống Bảo đảm phát triển lên một mức mới cao hơn và ngặt nghèo hơn. Nó sẽ yêu cầu các Quốc gia thành viên sẽ phải cung cấp nhiều thông tin hơn mà vốn dĩ trước đây đã được loại trừ ra khỏi danh mục Thanh sát. Ngoài ra những đối

65

tượng thuộc diện Thanh sát đã được mở rộng có tính toàn diện như bao gồm cả chương trình hoạt động hay các thiết bị, công nghệ..., chứ không bó hẹp đối với các vật liệu hạt nhân đơn thuần. Song song với điều đó, cũng có nghĩa là quyền hạn của thanh tra viên quốc tế sẽ được tăng cường và mở rộng hơn. Để đáp ứng mục tiêu đó, bản thân IAEA ngoài việc hoàn thiện các hệ thống pháp lý, đã phải tăng cường đầu tư, đào tạo lại đội ngũ Thanh tra viên cũng như nghiên cứu phát triển các thế hệ phương tiện kỹ thuật mới.

Sau khi ký kết cũng như sau khi Nghị định thư bổ sung chính thức có hiệu lực ở Việt Nam, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là cung cấp đúng thời hạn và chính xác cho IAEA các thông tin khai báo về chương trình, cơ sở thiết bị và vật liệu hạt nhân. Đồng thời nhanh chóng kiện toàn hệ thống quản lý, cơ quan đầu mối cũng như năng lực kỹ thuật và cơ chế phối hợp với các cơ quan bộ ngành có liên quan để đáp ứng các nghĩa vụ đã quy định của Nghị định thư bổ sung.

Tóm lại, với việc ký AP, Việt Nam một lần nữa khẳng định chính sách chỉ sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình. Các nước và các tổ chức quốc tế sẽ rộng mở hơn trong hợp tác phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ Việt Nam xây dựng và triển khai thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Đây là một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong hội nhập quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)