- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng
2.1.1.4. Hiệp định định bảo đảm Thanh sát (SA) (hay còn gọi là Hiệp định Safeguards)
định Safeguards)
Hiệp định định bảo đảm Thanh sát (SA) (hay còn gọi là Hiệp định Safeguards) ký năm 1989, phê chuẩn năm 1990, phục vụ cho NPT. Tính đến ngày 01/03/2005, IAEA đã ký các hiệp định thanh sát với 145 Quốc gia thành viên NPT; 39 Quốc gia vẫn chưa thực hiện xong nghĩa vụ pháp lý để làm cho Hiệp định có hiệu lực.
Việt Nam đã ký Hiệp định thanh sát ngày 23/10/1989, và phê chuẩn /duyệt vào ngày 23 /2/1990 (NFRC 376).
Nếu coi Hiệp định NPT là văn bản pháp lý khung cho nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân thì Hiệp định Bảo đảm là những ràng buộc pháp luật quốc tế chặt chẽ để thực hiện nguyên tắc đó. Hệ thống Bảo đảm quốc tế đã được xây dựng và phát triển qua các giai đoạn khác nhau bao gồm một số văn bản pháp lý của IAEA trong đó có INFCIR /153 là mô hình hệ thống Bảo đảm toàn diện được IAEA xây dựng. Đa số các quốc gia thành viên NPT trong đó có Việt Nam đều ký các Hiệp định riêng rẽ với IAEA theo khuôn khổ INFCIR /153, qua đó IAEA sẽ áp dụng các biện pháp thanh tra giám sát đối với các nước.
a) Mục đích: đảm bảo quốc gia thành viên không có vũ khí hạt nhân thực hiện cam kết theo NPT là không sử dụng vật liệu hạt nhân trong lĩnh vực hòa bình để sản xuất vũ khí hạt nhân và các thiết bị nổ hạt nhân khác.
b) Phạm vi áp dụng: Đối với tất cả các nguồn hoặc vật liệu phân hạch đặc biệt sử dụng trong các hoạt động hạt nhân vào mục đích hòa bình trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, hoặc thuộc quyền tài phán của quốc gia.
60 - Thanh tra:
+ Đầu tiên: Kiểm tra tính xác thực của các tuyên bố đầu tiên của một Quốc gia về các nguyên liệu hạt nhân mà Quốc gia đó đang sở hữu hoặc về các nguyên liệu được chuyển giao trên phạm vi quốc tế.
+ Định kỳ: Quyền kiểm tra của IAEA chỉ giới hạn ở những nơi có sự hiện diện hoặc quá cảnh của các nguyên liệu hạt nhân theo quy định (các điểm chiến lược).
+ Đặc biệt: Nếu IAEA xét thấy rằng thông tin do một Quốc gia cung cấp hoặc kết quả điều tra thông thường không đủ để Quốc gia đó thực hiện các nghĩa vụ của họ.
- Lấy mẫu nghiên cứu trong môi trường khi tiến hành các cuộc điều tra bên trong các công trình hạt nhân hoặc khai báo (muốn lấy mẫu ngoài khu vực công trình hạt nhân, phải có sự đồng ý của Hội đồng điều hành IAEA trên cơ sở thống nhất với Quốc gia liên quan).
- Trong trường hợp đặc biệt, có thể niêm phong và đặt camera theo dõi tại các công trình hạt nhân.
Hệ thống thanh sát quốc tế đã được xây dựng và phát triển qua các giai đoạn khác nhau bao gồm một số văn bản pháp lý của IAEA:
- INFCIR/66 : Được xây dựng chung cho các nước từ năm 1965 và đưa ra thực hiện năm 1966, trước khi NPT được mở ký. Đây là những quan điển cơ bản ban đầu đặt nền móng cho hệ thống Thanh sát hạt nhân sau này.
- INFCIR/153: Là mô hình hệ thống thanh sát toàn diện được IAEA xây dựng. Đa số các quốc gia thành viên NPT trong đó có Việt Nam đều ký các Hiệp định riêng rẽ với IAEA theo khuôn khổ INFCIR/153, qua đó IAEA sẽ áp dụng các biện pháp thanh sát đối với các nước.
- Chương trình 93+2: là một chương trình hành động do IAEA khởi xướng từ năm 1993 nhằm tăng cường và hoàn thiện thêm hệ thống thanh sát
61
truyền thống. Chương trình này không mang tính pháp quy chặt chẽ. Tuy nhiên trong tổng thể các hoạt động hợp tác với IAEA, các quốc gia thành viên thường được yêu cầu thực hiện một số biện pháp, hoạt động tương ứng nhằm thể hiện tính trách nhiệm chung cũng như là những biện pháp tăng cường tin cậy. Các biện pháp chủ yếu như trao đổi thông tin mở rộng về xuất nhập khẩu, sử dụng lưu trữ vật liệu hạt nhân miễn trừ trong hệ thống thanh sát truyền thống, bổ sung khai báo hay lấy một số mẫu môi trường...
- INFCIR/540: Được phổ biến dưới tên gọi Nghị định thư bổ sung. Là kết quả sau quá trình thực hiện Chương trình 93+2 với mục đích tăng cường hơn nữa hiệu lực và hiệu quả của hệ thống thanh sát trước những bài học thực tế việc vi phạm hiệp định của một số nước. IAEA đang tích cực vận động các nước trong đó có Việt Nam sớm tham gia ký Nghị điịnh thư bổ sung.
Với đặc điểm hệ thống thanh sát hạt nhân truyền thống mà Việt Nam hiện đang tuân thủ (INFCIR/153) chỉ bó hẹp trong phạm vi kiểm soát vật liệu phân hạch hạt nhân chứ không kiểm soát hoạt động ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và phóng xạ nên việc triển khai Hiệp định cơ bản được thực hiện thông qua việc IAEA cử thanh sát viên vào tiến hành kiểm toán vật liệu phân hạch tại lò phản ứng hạt nhân Đà lạt. Việc thực hiện này được tiến hành theo các bước:
- Bước 1. Sau khi Việt Nam ký Hiệp định Thanh sát, Việt Nam và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA tiến hành đàm phán một văn bản "Thoả thuận bổ sung". Văn bản này đã quy định rõ mọi chi tiết về việc khai báo cơ sở hạt nhân tại Việt Nam mà cụ thể là Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam là đối tượng duy nhất chịu thanh sát hạt nhân. Các thông tin thiết kế cơ bản của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt mà đặc biệt là các thông số về nhiên liệu phân hạch (uran giàu, plutoni) được cung cấp đầy đủ cho IAEA. Đồng thời trong văn bản này sẽ quy định chi tiết
62
về thời lượng IAEA cử thanh sát viên quốc tế vào thanh sát tại chỗ cũng như các chế độ báo cáo và cơ quan chịu trách nhiệm của phía Việt Nam.
- Bước 2. Theo khuôn khổ quy định tại Thoả thuận bổ sung, hàng năm thanh sát viên quốc tế sẽ vào tiến hành các thủ tục thanh sát, kiểm toán vật liệu hạt nhân tại Đà Lạt (1 lần/1mỗi năm). Các thủ tục thanh sát cơ bản là tiến hành kiểm toán đối với nhiên liệu nhằm bảo bảo đảm cân đối về khối lượng vật liệu phân hạch, không có sự mất mát hay thất thoát về khối lượng. Bất kỳ sự thay đổi nào về khối lượng vật liệu phân hạch hay sự di chuyển của chúng cũng được các thanh sát viên ghi nhận và đưa vào báo cáo. Công việc này được tiến hành tại chỗ tại lò phản ứng hạt nhân Đà lạt, các cán bộ của Viện Nghiên cứu hạt nhân trực tiếp tham gia làm việc với thanh sát viên. Trong thực tế triển khai, chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt, đại diện của Viện NLNTVN cũng có mặt trong đợt thanh sát. Các thủ tục giám sát bổ sung khác như đặt camera theo dõi liên tục hay niêm phong mẫu không được áp dụng tại Việt Nam.
- Bước 3. Báo cáo kết quả thanh sát được lập độc lập bởi thanh sát viên IAEA và Viện Nghiên cứu hạt nhân làm 2 bộ gồm các báo cáo kiểm toán vật liệu, báo cáo về cân đối vật liệu tại lò và những báo cáo về sự thay đỗi nếu có. Bản báo cáo của Việt Nam sau đó được Viện NLNTVN kiểm tra lại và thay mặt Chính phủ CHXHCNVN như quy định trong Hiệp định, chính thức gửi cho IAEA.
- Bước 4. Trên cơ sở làm việc của đoàn thanh sát và báo cáo của Việt Nam, IAEA ra thông báo kết luận về việc thực hiện thanh sát tại chỗ thường niên cũng như đánh giá việc thực hiện Hiệp định tại Việt Nam.
Như đã nêu ở trên, việc thực hiện việc thanh sát hiện nay chỉ gói gọn đối với lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và tương đối đơn giản.
63
Trong một số năm gần đây, với việc IAEA ngày càng cố gắng tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hệ thống thanh sát hạt nhân thông qua chương trình 93+2 và Nghị định thư bổ sung (INFCIR/540), tuy chúng ta chưa tham gia ký kết Nghị đinh thư bổ sung nhưng trên nguyên tắc thể hiện sự tích cực hợp tác quốc tế chung, Việt Nam cũng đã thực hiện một số việc như:
- Tiến hành nghiên cứu và tổ chức hội nghị hội thảo quốc gia với sự tham dự của nhiều cơ quan Bộ ngành hữu quan và chuyên gia quốc tế nhằm tìm hiểu kỹ các nguyên tắc áp dụng, bổn phận và trách nhiệm cũng như các yếu tố lợi hại khi tham gia Nghị định thư bổ sung.
- Tiến hành khai báo bổ sung và cung cấp thêm các thông tin thiết kế, cải tiến thay đổi của lò phản ứng hạt nhân Đà lạt cũng như các thông tin xuất nhập khẩu vật liệu hạt nhân thông thường (uran nghèo dùng che chắn bức xạ trong hệ thiết bị xạ trị y tế).
- Tham gia hệ thông tin dữ liệu toàn cầu của IAEA về buôn bán trái phép vật liệu hạt nhân, qua đó tiếp nhận mọi thông báo về những vụ việc mất cắp, buôn lậu... đối với vật liệu hạt nhân hay nguồn phóng xạ trên toàn thế giới. Ngược lại chúng ta cũng có bổn phận thông báo cho IAEA nhưng thông tin tương tự nếu có xảy ra tại Việt Nam.
- Khai báo bổ sung các thông tin về vật liệu hạt nhân đang hiện diện tại Việt Nam trong khuôn khổ miễn trừ của INFCIR/153 như uran nghèo, một số sản phẩm của quá trình nghiên cứu công nghệ uran...Sau đó tiến hành các thủ tục miễn trừ thanh sát nhưng có sự kiểm soát, báo cáo của hệ thống nhà nước.