Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 49)

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

2.1.1.2. Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (Treaty on Non-proliferation of Nuclear Weapons - NPT) được thông qua ngày 1/7/1968, có hiệu lực từ ngày 5/3/1970. Đến nay cã 190 nước và tổ chức quốc tế tham gia Hiệp ước

48

này, trong đó Việt Nam gia nhập ngày 14/6/1982. Hiệp ước này gồm 11 điều khoản là cơ sở tạo nền tảng cho hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân với 4 nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, ngăn chặn phỏ biến vũ khí hạt nhân và các công nghệ có liên quan (Điều 1 và Điều 2)

- Thứ hai, Thiết lập hệ thống thanh sát (IAEA) (Điều 3): Quốc gia thành viên không có vũ khí hạt nhân chấp nhận chịu các biện pháp thanh sát theo một Hiệp định sẽ được thương lượng và viên không ký kết với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế.

- Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình (Điều 4).

- Thứ tư, tiến tới giải trừ quân bị toàn cầu.

Các nguyên tắc của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đã khẳng định:

+ Tôn chỉ của IAEA như là một cơ quan thừa hành của Liên Hợp Quốc trong việc bảo đảm nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân vœ tăng cường ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình trªn toµn cÇu. Trong phần mở đầu của Hiệp ước đã nêu:

+ Các lợi ích của việc ứng dụng hoà bình công nghệ hạt nhân, kể cả mọi sản phẩm phụ mang tính công nghệ có thể do các quốc gia có vũ khí hạt nhân thu hồi được từ quá trình phát triển các thiết bị nổ hạt nhân, đều được sẵn sàng để tất cả các nước tham gia Hiệp ước, dù có vũ khí hạt nhân hay không có vũ khí hạt nhân, sử dụng cho các mục đích hoà bình.

+ Tin tưởng trong khuôn khổ nguyên tắc này, tất cả các nước tham gia Hiệp ước đều được phép tham gia với khả năng đầy đủ nhất vào việc trao đổi thông tin và đóng góp bằng cách riêng rẽ hoặc bằng cách hợp tác với các

49

nước khác vào việc phát triển hơn nữa các ứng dụng ngăng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình;

+ Thể hiện ý định của mình để đạt được sớm nhất việc ngừng chạy đua vũ khí hạt nhân và thực hiện những biện pháp có hiệu quả nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân;

+ Khuyến khích sự hợp tác của tất cả các nước để đạt được mục tiêu này; Với các nguyên tắc cơ bản đó, Hiệp ước được coi là tuyên ngôn của mọi quốc gia trước khi tham gia hay tiến hành mọi hoạt động phát triển và ứng dụng năng lượng hạt nhân. Hiệp ước mang tính ràng buộc đối với các quốc gia phi hạt nhân (các nước không có vũ khí hạt nhân) và có tính tự nguyện đối với các cường quốc hạt nhân (đã có vũ khí hạt nhân). Đặc biệt do đặc thù kiểm soát không phổ biến vũ khí hạt nhân nên mọi hoạt động hạt nhân dân sự liên quan tới vật liệu hạt nhân đều chịu sự giám sát chặt chẽ để không thể chuyển hướng sang mục tiêu quân sự. Tuy nhiên đối với các quốc gia hạt nhân, các hoạt động trong lĩnh vực quân sự đều không thuộc diện kiểm soát của Hiệp ước. Chỉ đến khi các hoạt động này cũng như các vật liệu hạt nhân trong lĩnh vực quân sự được chuyển giao sang hoạt động dân sự thì Hiệp ước mới bắt đầu có hiệu lực tài phán.

Theo Điều khoản II - Hiệp ước NPT quy định: “Từng quốc gia phi hạt nhân tham gia Hiệp ước cam kết không nhận chuyển giao từ bất kỳ nguồn nào vũ khí hạt nhân hoặc thiết bị nổ hạt nhân hoặc quyền kiểm soát các thiết bị nổ hay vũ khí hạt nhân đó 1 cách trực tiếp hay gián tiếp; không chế tạo hoặc tìm cách để có vũ khí hạt nhân hoặc thiết bị nổ hạt nhân; và không yêu cầu hay nhận trợ giúp để chế tạo vũ khí hạt nhân hay các thiết bị nổ hạt nhân khác.

Điều III.1 của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân quy định mỗi quốc gia không có vũ khí hạt nhân ký với IAEA một thỏa thuận. Theo đó quốc gia chấp nhận thanh sát hạt nhân đối với tất cả các vật liệu nguồn và vật

50

liệu phân hạch đặc biệt sử dụng trong các hoạt động hạt nhân hoà bình thực hiện trong lãnh thổ của quốc gia mình, dưới quyền tài phán của quốc gia hay dưới quyền kiểm soát của quốc gia. Thanh sát hạt nhân được thực hiện chỉ với một mục đíchduy nhất là kiểm chứng các vật liệu đó không bị chưyển hướng thành vũ khí hạt nhân hay các thiết bị nổ hạt nhân khác.

Điều III.2 của NPT cũng yêu cầu mỗi quốc gia thành viên của NPT không được cung cấp cho các nước không có vũ khí hạt nhân vật liệu nguồn hoặc vật liệu phân hạch đặc biệt, hoặc thiết bị hay vật liệu được đặc biệt thiết kế hay chế tạo để xử lý, sử dụng hay sản xuất vật liệu phân hạch đặc biệt để sử dụng cho mục đích hoà bình, trừ phi các vật liệu nguồn hay vật liệu phân hạch đặc biệt chịu sự thanh sát của IAEA. Tuy nhiên, hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân không có quy định tương tự cho việc xuất khẩu tới các nước có vũ khí hạt nhân.

Các đàm phán về NPT đã dẫn đến việc sự thoả hiệp đối với mối quan tâm của một số quốc gia về quyền sử dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích quân sự không mang tính chất nổ, cụ thể là động cơ đẩy hạt nhân trong hải quân. Ngoài ra NPT còn tính đến việc cho phép các quốc gia thành viên có được lợi ích trong việc sử dụng các chất nổ hạt nhân vì mục đích hoà bình, mặc dù không nhất thiết là các quốc gia này tiếp cận được với các thiết bị nổ hạt nhân hay có công nghệ liên quan.

Hiệp ước khẳng định việc ứng dụng hoà bình công nghệ hạt nhânH, kể cả mọi sản phẩm phụ mang tính công nghệ có thể do các quốc gia có vũ khí hạt nhân thu hồi được từ quá trình phát triển các thiết bị nổ hạt nhân, đều được các nước tham gia Hiệp ước, dù có vũ khí hạt nhân hay không có vũ khí hạt nhân, sử dụng cho các mục đích hoà bình. Tất cả các nước tham gia Hiệp ước đều được phép tham gia vào việc trao đổi thông tin và đóng góp bằng cách riêng rẽ hoặc bằng cách hợp tác với các nước khác vào việc phát triển

51

hơn nữa các ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình với mong muốn đạt được sớm nhất việc ngừng chạy đua vũ khí hạt nhân và thực hiện những biện pháp có hiệu quả nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân;

Hiệp ước mang tính ràng buộc đối với các quốc gia phi hạt nhân (các nước không có vũ khí hạt nhân) và có tính tự nguyện đối với các cường quốc hạt nhân (đã có vũ khí hạt nhân). Đặc biệt do đặc thù kiểm soát không phổ biến vũ khí hạt nhân nên mọi hoạt động hạt nhân dân sự liên quan tới vật liệu hạt nhân đều chịu sự giám sát chặt chẽ để không thể chuyển hướng sang mục tiêu quân sự. Tuy nhiên đối với các quốc gia hạn nhân, các hoạt động trong lĩnh vực quân sự đều không thuộc diện kiểm soát của Hiệp ước. Chỉ đến khi các hoạt động này cũng như các vật liệu hạt nhân trong lĩnh vực quân sự được chuyển giao sang hoạt động dân sự thì Hiệp ước mới bắt đầu có hiệu lực.

Việt Nam với chính sách nhất quán yêu chuộng hoà bình và mong muốn không phổ biến cũng như tiến tới giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, đã sớm ký kết Hiệp ước ngay sau khi chính thức hoà nhập trở lại các hoạt động quốc tế về ứng dụng năng lượng nguyên tử. Trên mọi diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn nêu cao chính sách phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình vì sự phát triển của nhân loại cũng như chống lại mọi âm mưu, phổ biến và phát triển vũ khí hạt nhân huỷ diệt trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)